Phải đảm bảo quyền lợi bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện, bệnh nhân choáng váng, như ngồi trên đống lửa bởi Bộ Y tế vừa ra công văn bãi bỏ việc thanh toán các dịch vụ kỹ thuật đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế!
Công văn 2348 của Bộ Y tế ra hôm 9.5 về việc bãi bỏ Công văn số 2009 ngày 12.4.2018 cũng của Bộ này, gửi Bảo hiểm xã hội VN. Theo đó, Bảo hiểm xã hội sẽ dừng thanh toán cho bệnh nhân bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ kỹ thuật sử dụng máy móc mượn, máy do các đơn vị trúng thầu vật tư, hóa chất đặt tại các bệnh viện (BV). Trong khi đó, Công văn 2009 trước đây cho phép thanh toán các chi phí này.
Không choáng váng, không lo lắng sao được khi Bộ Y tế không có thông báo, bàn thảo giải pháp gì trước với các BV, đùng một cái “tống đạt” công văn buộc ngưng thanh toán đột ngột đối với bệnh nhân như thế!
Hiện nay, hầu hết các BV khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (chiếm 80% - 90% bệnh nhân). Nghĩa là các xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán, điều trị phục vụ người bệnh bảo hiểm y tế. Các xét nghiệm được làm từ đa phần các máy móc do các đơn vị trúng thầu vật tư, hóa chất đặt tại các BV (như BV Chợ Rẫy đến 80% hệ thống máy xét nghiệm hiện hoạt động tại đây là theo hình thức này).
Việc các đơn vị đặt máy, cho BV mượn máy sẽ đỡ gánh nặng mua sắm từ tiền nhà nước, miễn kiểm soát tốt giá các vật tư, hóa chất các đơn vị đặt máy cung cấp là được.
Do vậy, việc ngưng thanh toán đột ngột sẽ đẩy BV vào thế kẹt, vì số tiền xét nghiệm này hằng ngày tại mỗi bệnh viện là hàng tỉ đồng. Còn bệnh nhân đã mua bảo hiểm y tế sẽ bị mất quyền lợi, họ sẽ phải thanh toán những chi phí trước đây họ được chi trả.
Không chỉ dừng lại ở việc quyền lợi bệnh nhân bị thiệt thòi mà nguy cơ tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Bởi vì nếu móc tiền chi trả, sẽ có nhiều bệnh nhân bảo hiểm y tế chần chừ, hoặc ngưng đi khám bệnh, tái khám vì kinh tế không cho phép, bệnh tình của họ sẽ thêm nặng, ảnh hưởng xấu.
Người dân không cần biết do vướng mắc gì trong cơ chế thanh toán liên quan bảo hiểm y tế, nhưng việc quản lý, điều hành và ra công văn đột ngột của Bộ Y tế như trên là chưa coi trọng quyền lợi, tính mạng bệnh nhân. Cũng như việc thiếu thuốc điều trị chống thải ghép cho bệnh nhân bảo hiểm y tế ghép thận xảy ra tại BV Chợ Rẫy mới đây cũng làm ảnh hưởng quyền lợi bệnh nhân (việc này đã được khắc phục).
Ngành y tế luôn tuyên truyền người dân cần đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh để được khám, chẩn đoán kịp thời, hiệu quả điều trị sẽ cao. Gần đây chúng ta cũng tuyên truyền “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”. Vậy nên, Bộ Y tế cần sớm có những tháo gỡ kịp thời để không ảnh hưởng đến người bệnh, cũng như công tác khám chữa bệnh tại các BV.
Theo Thanh Tùng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...