Phá kỷ lục 41 năm qua, giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1982

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vượt qua giáo sư trẻ nhất Việt Nam được vinh danh năm 2014 khi ở tuổi 37, ông Phạm Hoàng Hiệp (SN 1982) công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi được công nhận ở độ tuổi 35.
 

PGS Phạm Hoàng Hiệp (trái) cùng các GS toán học hàng đầu thế giới.
PGS Phạm Hoàng Hiệp (trái) cùng các GS toán học hàng đầu thế giới.

Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014-2019 đã họp Kỳ họp lần thứ VII vào 2 ngày 31-1 và 1-2. Tại Kỳ họp này, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh cho 85 giáo sư và 1141 phó giáo sư năm 2017.

Nổi bật, ông Phạm Hoàng Hiệp (SN 01.03.1982) công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi được công nhận ở độ tuổi 35.

Ông Hiệp đã phá kỷ lục trước đó của GS Phan Thanh Sơn Nam (SN 1977) công tác tại ĐH Quốc gia TP.HCM là người trẻ nhất trong lịch sử 38 năm được công nhận giáo sư năm 2014.

 

Ông Phạm Hoàng Hiệp cũng trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 29 tuổi.
Ông Phạm Hoàng Hiệp cũng trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 29 tuổi.

Trước đó, năm 2011, ông Phạm Hoàng Hiệp cũng trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 29 tuổi. Phạm Hoàng Hiệp cũng là nhà toán học Việt Nam đầu tiên ở trong nước có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica danh tiếng, vinh dự được nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ, là người sẽ được Bộ Khoa học - Công nghệ vinh danh trong số 72 nhà khoa học trẻ có nhiều đóng góp cho đất nước.

Người lớn tuổi nhất được công nhận chức danh giáo sư lần này là bà La Huệ Cẩm (SN 23.03.1943) chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.

Huyên Nguyễn/laodong

Có thể bạn quan tâm

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

(GLO)- Chiều 17-4, tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam (ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.