Nữ sinh trường huyện đam mê văn chương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Năm học 2023-2024, nữ sinh Trương Thị Mỹ Tuyết (lớp 12C2, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Đak Đoa) đã ghi dấu ấn bằng bảng thành tích ấn tượng với giải ba môn Ngữ văn kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT và giải nhất hội thi “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai” do Tỉnh Đoàn tổ chức.

Thành tích này không chỉ khẳng định nỗ lực cùng niềm đam mê môn học của Tuyết mà còn cho thấy chất lượng dạy và học ở vùng khó khăn của tỉnh đã được nâng lên.

“Học vì đam mê, không học vì thành tích”

Khi biết thông tin Tuyết đạt giải ba môn Ngữ văn kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024, tất thảy giáo viên và học sinh Trường Nguyễn Thị Minh Khai đều vui mừng, bởi đây là lần đầu tiên trường có học sinh đạt giải tại kỳ thi chất lượng này.

Tuyết chia sẻ: “Từ ngày còn học THCS, em đã yêu thích môn Ngữ văn. Gia đình không khá giả nên em thường xuyên mượn sách ở thư viện trường và thư viện huyện để đọc. Mỗi khi đọc được những trích dẫn, từ ngữ hay, em đều cẩn thận ghi chép vào một cuốn sổ riêng để tích lũy, vận dụng. Niềm đam mê đọc sách giúp em có một tình yêu đặc biệt với văn chương”.

Năm lớp 8, Tuyết được nhà trường chọn tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp huyện rồi đến cấp tỉnh vào năm lớp 9; đồng thời, em được trao cơ hội thử sức ở kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh khối THPT vào năm lớp 11. Dù được các thầy cô đánh giá có khả năng cảm thụ văn chương khá tốt nhưng Tuyết vẫn chưa có duyên với các giải thưởng. Không nản lòng, Tuyết tích cực học tập, nuôi dưỡng đam mê, đọc sách nhiều hơn và cập nhật tin tức hàng ngày.

Với mỗi cuốn sách, Tuyết tiếp cận theo cách riêng của mình. Khi viết, Tuyết suy nghĩ, cảm nhận chín chắn, chủ động thay đổi cách diễn đạt để tránh viết theo lối mòn.

Chia sẻ bí quyết học tốt môn Ngữ văn, Tuyết tâm sự: “Em dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách. Em nghĩ, muốn học tốt môn Văn thì trước hết phải có sự đam mê, không chạy theo thành tích. Khi có đam mê thì sẽ hình thành cảm xúc giúp em viết văn hay hơn”.

Em Trương Thị Mỹ Tuyết dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách. Ảnh: P.L

Em Trương Thị Mỹ Tuyết dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách. Ảnh: P.L

Năm học 2023-2024, sự chăm chỉ, nỗ lực của Tuyết đã gặt hái được thành quả khi đạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh, rồi được chọn vào đội tuyển tham gia kỳ thi quốc gia và tiếp tục đạt giải ba. Tuyết chia sẻ: “Khi nghe cô giáo báo tin đạt giải, em không tin vào tai mình, bởi trường em chưa bao giờ có học sinh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Đây là niềm vui của em nhưng cũng là món quà em muốn gửi tặng các thầy-cô giáo đã luôn dìu dắt, truyền thụ kiến thức cho em”.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huế-Giáo viên môn Ngữ văn, Phó Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai-bày tỏ niềm phấn khởi khi nói về cô học trò của mình: “Tuyết rất ham học và có khả năng cảm thụ văn chương tốt. Giải ba môn Ngữ văn là phần thưởng xứng đáng cho quá trình vươn lên trong học tập của em. Lâu nay, đa số học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia đều ở trường chuyên. Thành tích của Tuyết cho thấy chất lượng giảng dạy của trường huyện cũng không thua kém”.

Lan tỏa tình yêu văn chương

Không chỉ học giỏi, Tuyết còn là một “thủ lĩnh” hoạt bát, năng động của lớp 12C2. Bắt nguồn từ đam mê văn chương của bản thân, năm 2020, Tuyết đã lập Fanpage Ngòi bút nhỏ-Trà Thư Quán. Cuối năm 2023, Tuyết quyết định chuyển từ việc viết vì đam mê thành “viết vì cộng đồng”.

Với vai trò lớp trưởng, Tuyết đã đứng ra kết nối các bạn có cùng đam mê, sở thích tham gia sáng tác. Dự án hiện có 20 thành viên, đa số là học sinh THPT và đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Mỗi quý, các thành viên của dự án họp 1 lần theo hình thức trực tiếp và trực tuyến để chia sẻ, thảo luận về các bài viết của nhau; triển khai phương hướng truyền thông cho tác phẩm.

Không những thế, Tuyết còn lên kế hoạch tổng hợp các bài viết của những cây bút không chuyên thành tập san; đẩy mạnh truyền thông, quảng bá dự án để thu hút tình nguyện viên và kêu gọi nguồn lực xã hội hóa. Dự kiến, tác giả sẽ làm thủ tục xuất bản khoảng 1.000 tập san (20 ngàn đồng/sản phẩm) để bán gây quỹ. Theo kế hoạch, dự án phối hợp cùng Đoàn trường tổ chức chương trình “Viết cho em-Nguyện đầu xuân” tại Trường THCS Lê Lợi (huyện Đak Đoa) vào tháng 3 tới.

Em Trương Thị Mỹ Tuyết (bìa trái) cùng các thành viên Câu lạc bộ “Sách và hành động-Trí thức Minh Khai” lên kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu sách. Ảnh: P.L

Em Trương Thị Mỹ Tuyết (bìa trái) cùng các thành viên Câu lạc bộ “Sách và hành động-Trí thức Minh Khai” lên kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu sách. Ảnh: P.L

Bên cạnh đó, Tuyết đã xin ý kiến của Đoàn trường thành lập Câu lạc bộ “Sách và hành động-Trí thức Minh Khai” thu hút hơn 50 thành viên tham gia. Câu lạc bộ do cô Nguyễn Thị Thanh Huế làm Chủ nhiệm, Tuyết đảm nhận vai trò Phó Chủ nhiệm. Câu lạc bộ sinh hoạt 1 tháng/lần, lên kế hoạch tổ chức các hoạt động, cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức. Qua đó, kết nối, lan tỏa văn hóa đọc với các học sinh trong trường.

Em Phạm Phương Thảo (lớp 10A3, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) cho hay: “Chị Tuyết không chỉ học giỏi mà còn hoạt bát, năng động. Nhờ chị Tuyết dẫn dắt tham gia Câu lạc bộ, em đã học tập tiến bộ hơn, biết thêm một số kỹ năng. Em cũng tham gia Fanpage Ngòi bút nhỏ-Trà Thư Quán và chia sẻ những bài viết của mình, nhận được những lời góp ý tích cực của chị Tuyết để không ngừng tiến bộ”.

Với kết quả tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, Tuyết đã có cơ hội bước vào giảng đường đại học. “Ước mơ của em là theo học chuyên ngành Báo chí tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Em sẽ tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội để có cái nhìn đa chiều hơn về các vấn đề xung quanh và tiếp tục lan tỏa tình yêu văn chương đến mọi người”-Tuyết tâm sự.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.