Nông dân Phú Thiện làm giàu nhờ vốn vay ưu đãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ những nguồn vốn vay ưu đãi khác nhau, nhiều nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất để phát triển kinh tế gia đình.
Ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện-cho biết: Hội Nông dân đã nhận ủy thác thông qua 2 Chi nhánh ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng Chính sách Xã hội, tín chấp cho nông dân vay vốn; đồng thời tư vấn, hỗ trợ người dân sử dụng vốn hiệu quả. Hiện tổng dư nợ cho vay của 2 ngân hàng trên địa bàn huyện Phú Thiện là hơn 160 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội hơn 93 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT trên 67 tỷ đồng.
Cùng với nguồn vốn vay, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh giải ngân cho 12 hộ tại xã Ia Hiao với số tiền là 500 triệu đồng để thực hiện Dự án nuôi bò sinh sản, Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho 16 hộ gia đình trồng rau an toàn như chăm sóc cây ăn quả, rau xanh các loại, chăn nuôi bò, trồng mía... với số tiền là 400 triệu đồng. Tiếp tục giải ngân Quỹ quay vòng vốn (Dự án ARISE) do Hội Nông dân châu Á vì sự phát triển bền vững (AFA) tài trợ cho 3 chi hội nghề nghiệp tại xã Ia Hiao và Ia Ake, với số tiền là 487,5 triệu đồng.
Nhờ vậy, nhiều nông hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất  kinh doanh giỏi.
3.Cán bộ xã Ia Sol kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng tại gia đình chị Phạm Thị Lam (ở giữa, thôn Thắng Lợi 1). Chị Lam vay 500 triệu đồng để đầu tư đường dây điện, lắp hệ thống péc tưới… cho 7 sào rau. Mỗi năm, gia đình chị thu gần 100 triệu đồng từ bán rau.
Cán bộ xã Ia Sol kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng tại gia đình chị Phạm Thị Lam (ở giữa, thôn Thắng Lợi 1). Chị Lam vay 500 triệu đồng để đầu tư đường dây điện, lắp hệ thống péc tưới… cho 7 sào rau. Mỗi năm, gia đình chị thu gần 100 triệu đồng từ bán rau.
Hội Nông dân huyện Phú Thiện trao đổi kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ người dân sử dụng vốn hiệu quả góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Hội Nông dân huyện Phú Thiện trao đổi kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ người dân sử dụng vốn hiệu quả góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Gia đình anh Đàm Văn Khôi (thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) có 5 ha lúa năng suất bình quân 10 tấn/ha. Năm 2019, anh mạnh dạn vay 500 triệu từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT mua máy gặt đập liên hợp để phục vụ thu hoạch lúa và làm dịch vụ; giúp gia đình có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.
Gia đình anh Đàm Văn Khôi (thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) có 5 ha lúa, năng suất bình quân 10 tấn/ha. Năm 2019, anh mạnh dạn vay 500 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để mua máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa và làm dịch vụ; giúp gia đình có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.
Chị Kpăh Nguy (làng Plei Lok, xã Ia Ake) vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để chăn nuôi bò sinh sản.
Chị Kpăh Nguy (Plei Lok, xã Ia Ake) vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để chăn nuôi bò sinh sản.
Chị Kpah H’Miên (làng Plei Lok, xã Ia Ake) vay 25 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư chăm sóc 1 ha mì và nuôi 5 bò, 5 dê. Đến nay, chị đã trả hết nợ và có cuộc sống ổn định với thu nhập mỗi năm trên 50 triệu đồng.
Chị Kpah H’Miên (Plei Lok, xã Ia Ake) vay 25 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư chăm sóc 1 ha mì và nuôi 5 bò, 5 dê. Đến nay, chị đã trả hết nợ và có thu nhập mỗi năm trên 50 triệu đồng.
Vườn cây ăn quả 5 sào cho thu nhập ổn định hàng năm gần 80 triệu đồng của gia đình chị Lương Thùy Chi ở Plei Mun Măk, xã Ia Ake.
Vườn cây ăn quả 5 sào cho thu nhập ổn định gần 80 triệu đồng/năm của gia đình chị Lương Thùy Chi ở Plei Mun Măk, xã Ia Ake.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

Ngược dòng Thác Ma

Ngược dòng Thác Ma

Sông Thác Ma, tên gọi dân dã của một nhánh nhỏ hợp lưu với sông Ô Lâu, bắt nguồn từ vùng rừng phía Tây huyện Hải Lăng (Quảng Trị), xuôi qua các làng Khe Mương, Trầm, Tân Điền, Cồn Tàu - xã Hải Sơn, rồi đổ về Hải Chánh, hòa vào sông lớn.

Ra Biển Đông săn những đường bay

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim... Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ đẹp tuyệt mỹ của tự nhiên.

Chuyện xóa nhà tạm ở vùng cao: Mệnh lệnh từ trái tim

Chuyện xóa nhà tạm ở vùng cao: Mệnh lệnh từ trái tim

Từ mệnh lệnh trái tim, những người lính Biên phòng Sơn La đã “cùng ăn, cùng ở” giúp người dân nghèo biên giới xóa nhà tạm, nhà dột nát. Việc làm của cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng dân, tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.