NÓI THẲNG: Như thế là thách thức kỷ cương phép nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ đầu tư công trình biệt thự số 09 và những người liên quan không những không biết sửa sai mà còn đang cố tình đi từ vi phạm này đến cái sai khác.

 

 Biệt thự số 09 lô B (khu biệt thự 5,2 ha, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Biệt thự số 09 lô B (khu biệt thự 5,2 ha, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội)


Những vi phạm tại công trình biệt thự số 09 (lô B khu biệt thự 5,2 ha, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) diễn ra đã khá lâu, tới gần 9 tháng nay.

Theo đó, ngay từ trung tuần tháng 3-2021 và sau đó, lực lượng chức năng của quận Cầu Giấy đã lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đối với công trình số 09, lô B khu biệt thự 5,2 ha, với các vi phạm: Tổ chức thi công xây dựng sai so với giấy phép được cấp, mật độ đã xây dựng khoảng 45%; xây dựng thêm tầng hầm diện tích khoảng 150 m2 ngoài hồ sơ được cấp phép; thi công mái tầng 1 diện tích 150 m2, vượt khoảng 75 m2 so với hồ sơ được cấp phép; vi phạm cam kết với các hộ liền kề về việc bảo đảm độ lùi công trình nhỏ nhất là 1,5 m tính từ ranh giới đất; vi phạm thiết kế nhà biệt thự đơn lập, phá vỡ cảnh quan, quy hoạch khu biệt thự 5,2 ha Yên Hoà; không bảo đảm biện pháp an toàn khi thi công công trình gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của các công trình liền kề.

Cơ quan chức năng đã ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, buộc chủ đầu tư tháo dỡ phần công trình vi phạm và thực hiện theo đúng nội dung giấy phép xây dựng do UBND quận Cầu Giấy cấp ngày 12-11-2020 (quy mô xây dựng 3 tầng, mật độ xây dựng 25,2%)…

Điều lạ lùng và không bình thường là chủ đầu tư công trình không những không chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan chức năng mà vẫn tiếp tục tổ chức thi công, hoàn thiện công trình. Sai phạm và ngoan cố như thế nhưng chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước sở tại không có biện pháp hữu hiệu để giám sát, xử lý dứt điểm, lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng.

Bức xúc, bất bình, người dân phải viết đơn gửi tới chính quyền địa phương, các cơ quan ở trung ương để phản ánh, đề nghị có biện pháp thực hiện nghiêm pháp luật. Báo chí cũng đã vào cuộc phản ánh, chỉ rõ những vi phạm cũng như đặt vấn đề phải xử lý nghiêm để giữ gìn kỷ cương phép nước.

Thế nhưng, mọi việc dường như rơi vào im lặng (?!)

Đến nay, chủ công trình số 09 lô B khu biệt thự 5,2 ha vẫn tổ chức người thi công một cách công khai, không cần che dấu. Mới nhất, ngày 2-12 vừa qua, phóng viên Báo Người Lao Động đã đến hiện trường tìm hiểu, ghi nhận việc thi công vẫn tiếp diễn. Thậm chí, phóng viên còn bị một số người từ công trình xông ra cản trở, xúc phạm, đe dọa khi đang tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Với những gì đã và đang diễn ra tại khu trung tâm của TP Hà Nội, dư luận không thể không đặt câu hỏi: Vì sao không thể xử lý dứt điểm hành vi sai phạm? Vì sao công trình vẫn tiếp tục được thi công khi đã có quyết định đình chỉ? Trách nhiệm và năng lực của cơ quan hữu trách, chính quyền sở tại thế nào; họ không biết hay đã biết nhưng vì, tại, do…?

Tại Hà Nội, dư luận từng bức xúc và bất bình trước những vi phạm nghiêm trọng xây dựng tại công trình 8B Lê Trực. Dù phải mất nhiều thời gian, sự chỉ đạo từ Chính phủ, cuối cùng những vi phạm tại công trình "nổi tiếng" 8B Lê Trực đã bị xử lý, khắc phục.

Vậy, những vi phạm tại công trình số 09 lô B khu biệt thự 5,2 ha sẽ thế nào?

Dư luận đang chờ câu trả lời và động thái của chính quyền quận Cầu Giấy, TP Hà Nội nhằm thượng tôn pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương phép nước.

 

Ai là chủ công trình "tai tiếng"?

Ông Đỗ Ngọc Anh, Chủ tịch UBND phường Yên Hòa xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động, chủ đầu tư công trình số 09 (lô B khu biệt thự 5,2 ha) là ông Phạm Văn Duyên (SN 1960) và bà Vũ Thị Thu Hà (địa chỉ tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình). Ông Phạm Văn Duyên là Tổng Giám đốc Tổng Công ty TNHH Duyên Hà (công ty chuyên sản xuất xi măng).

Phan Đăng; đồ họa: Nguyên Lâm
(Dẫn nguồn  NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.