NÓI THẲNG: Đừng để ai phải chết tức tưởi như thế!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những trường hợp người bệnh không tìm ra nơi chữa bệnh trong thời gian qua không phải là chuyện hiếm. Ngoài nguyên nhân quá tải còn có tình trạng bệnh viện ngại nhận bệnh vì phải qua các khâu kiểm tra, test Covid-19…

Ngày 17-8, tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương, công an tỉnh này đã thông tin ban đầu về vụ việc một người đàn ông "tử vong vì 5 cơ sở y tế không cấp cứu" là đúng sự thật.

Đại tá Trần Văn Chính - Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, cho biết ngay sau khi báo chí phản ánh vụ việc, đơn vị đã khẩn trương xác minh. Theo đó, sự việc là đúng sự thật. Ông N.D. (57 tuổi; quê huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, thuê trọ tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, Bình Dương).

Khoảng 20 giờ ngày 13-8, ông S. bị tai biến, được người nhà đưa đến 5 cơ sở y tế bằng xe tải của hàng xóm, trong đó có 3 bệnh viện (BV) nhưng không được tiếp nhận điều trị. Tới 1 giờ sáng 14-8, người nhà buộc phải chở ông D. về phòng trọ.

Ba tiếng sau, ông D. tử vong mà không có bất cứ can thiệp y tế nào!

Cái chết của ông D. quá tức tưởi và đau khổ.

Ngày 17-8 Văn phòng Chính phủ phát đi công điện truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thông tin báo chí phản ánh. Thủ tướng yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xác minh vụ việc. Nếu có hành vi vi phạm trong việc tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân thì phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thủ tướng cũng yêu cầu khẩn trương rà soát, chấn chỉnh ngay công tác tiếp nhận và cấp cứu đối với bệnh nhân; các trường hợp cấp cứu phải được tiếp nhận và xử lý kịp thời theo đúng quy định. Công điện của Thủ tướng nhấn mạnh cần phải có các giải pháp cụ thể, không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc và phải đáp ứng các nhu cầu chăm sóc y tế, khám chữa bệnh của người dân.

Đây không phải là chuyện đau lòng đầu tiên ở Bình Dương trong việc khám chữa bệnh, các dịch vụ y tế khác. Trước đó, ngày 6-8, anh Lý Củn (32 tuổi; quê Sóc Trăng, tạm trú tại TP Dĩ An) chở vợ là chị Lý Thị Đa Ghi (35 tuổi) đang chuyển dạ, đi sinh con. Anh chở vợ đi lòng vòng, đến các cơ sở y tế ở TP Dĩ An, qua TP Thuận An kiếm nơi sinh nhưng các BV, phòng khám nơi thì đóng cửa, nơi thì không chịu nhận.

Bí quá, anh Củn đành chở vợ về TP Thủ Dầu Một tìm BV. Trên đường đi, vợ anh vỡ ối nên anh tấp vào chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở Quốc lộ 13. Rất may được một người phụ nữ có hiểu biết về y tế đã đỡ đẻ thành công cho chị Ghi. Câu chuyện khiến chảy nước mắt khi một sản phụ đi sinh nhưng không có nơi nào nhận sinh!

Chuyện không chỉ xảy ra ở Bình Dương. Ngày 8-7, anh N.T.N. (27 tuổi; ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) khi tham gia tác nghiệp bị ngất, được đưa đi cấp cứu mấy nơi nhưng đều bị từ chối, may mà có BV Nhân dân 115 nhận nên anh được cứu kịp thời!

Những trường hợp người bệnh không tìm ra nơi chữa bệnh trong thời gian qua, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không phải là chuyện hiếm. Dịch Covid-19 làm nhiều bệnh BV quá tải, có BV bị nhiều ca Covid-19 nên phải lockdown. Cũng có BV ngại nhận bệnh vì phải qua các khâu kiểm tra, test Covid-19… Tất cả đẩy bệnh nhân vào thế khó, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng sống của họ.

Lỗ hổng này đã gây ra hậu quả bằng cái chết thương tâm của ông N.D., bằng lần sinh nở bất đắc dĩ trên hè phố của sản phụ Lý Thị Đa Ghi và có thể còn những trường hợp thương tâm khác.

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đang bùng phát ở nước ta về quy mô là chưa có tiền lệ nên các nhà quản lý chưa thấy hết những hệ quả của dịch bệnh. Đã có những sai lầm mà khi làm mới thấy, mới biết như cách tổ chức tiêm phòng, lấy mẫu xét nghiệm sao cho an toàn, phòng chống được lây lan dịch bệnh. Kể cả chuyện phun khử khuẩn ngoài đường phố… Và những chuyện bất cập khác mà có làm mới thấy được, để tìm cách khắc phục.

Chuyện cấp cứu cũng vậy. Y tế cấp cứu là chuyên khoa y tế liên quan đến việc chăm sóc bệnh tật hoặc chấn thương cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bác sĩ cấp cứu chăm sóc cho bệnh nhân đột xuất và không phân biệt ở mọi lứa tuổi. Là người tiếp xúc đầu tiên, trách nhiệm chính của họ xử lý ban đầu, can thiệp để chẩn đoán và điều trị bệnh trong giai đoạn cấp tính.

Khái niệm y khoa này bác sĩ nào cũng biết, nhưng với tình hình dịch Covid-19 diễn biến quá phức tạp, những bệnh khác ngoài Covid-19 bị bỏ quên. Đó là lỗi chuyên môn trong quản lý. Bởi hơn ai hết, ngành y tế thừa biết rằng bệnh tim mạch chẳng hạn, mỗi năm số người chết ở nước ta có hơn 200.000 người, gấp đôi số người mất vì ung thư và dĩ nhiên cao hơn rất nhiều so với số bệnh nhân chết vì Covid-19.

Thấy ngay điều đó nên Sở Y tế TP HCM có công văn khẩn yêu cầu tất cả BV trực thuộc phải mở cổng cấp cứu 24/7 và công bố danh sách 136 cơ sở y tế sẵn sàng tiếp nhận người bệnh (cả người mắc Covid-19 và bệnh thông thường) đến khám, điều trị.

Kinh nghiệm nào cũng phải trả giá, nhưng trả giá bằng mạng người thì quá lớn, quá sức chịu đựng của xã hội và của cả ngành y.

Bài: Lưu Nhi Dũ; ảnh: Nguyên Lâm
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.