Nỗi lo mía cháy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mía là cây trồng chịu hạn tốt và là giải pháp tối ưu để các địa phương chuyển đổi giống cây trồng cho vùng không có công trình thủy lợi. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm một số diện tích mía của người dân bị cháy. Nhiều hộ dân khu vực phía Đông tỉnh không khỏi lo âu về tình trạng mía cháy vì thời tiết vẫn tiếp tục nắng nóng.

 Người dân thu hoạch mía bị cháy tại xã Tơ Tung, huyện Kbang. Ảnh: Lê Nam
Người dân thu hoạch mía bị cháy tại xã Tơ Tung, huyện Kbang. Ảnh: Lê Nam

Vùng nguyên liệu mía phía Đông tỉnh hiện có hơn 30.000 ha, cung cấp chủ yếu cho Nhà máy đường An Khê. Ngoài ra, còn cung cấp mía nguyên liệu cho Công ty cổ phần đường Bình Định và một số nhà máy khác. Đến thời điểm này người dân mới thu hoạch được hơn 60% diện tích mía. Hiện thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài đã làm cho cây mía trên đồng đang khô héo từng ngày, nhiều cánh đồng mía đã vàng từ gốc tới ngọn và chỉ cần một mồi lửa là có thể thiêu rụi toàn bộ công sức của người dân tích cóp cả năm trời. Nhìn những ruộng mía của người dân khô vàng chúng tôi không khỏi lo lắng khi hiểm họa cháy luôn chực chờ và đã có một số diện tích mía của người dân bị cháy, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Diện tích trồng mía của gia đình ông Nguyễn Xuân Hải-làng Khương, xã Tơ Tung (huyện Kbang) liên tục xảy ra 2 vụ cháy, diện tích thiệt hại khoảng 4 ha. Ông Hải cho biết: “vụ trước nhà ông cũng bị cháy mía, vụ này cũng cháy và đều xảy ra vào thời điểm đêm khuya và rạng sáng. Song rất may là được bà con dân làng và gia đình huy động máy móc, phương tiện kịp thời dập tắt không để cháy lan sang những đám bên cạnh. 4 ha mía này  nhà ông được đầu tư cơ giới hóa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn nên năng suất đạt trên 320 tấn. Tuy nhiên, Nhà máy đường trừ tạp chất quá cao, lên đến 20% dù mía cháy được gia đình chặt ngay trong ngày. Mía cháy đã làm cho gia đình tôi thiệt hại gần 50 triệu đồng”. Theo thống kê, từ đầu niên vụ mía đến nay, trên địa bàn huyện Kbang đã xảy ra 3 vụ cháy mía với diện tích trên 11 ha. Trong đó, nhiều nhất là xã Tơ Tung hơn 10 ha và xã Kông Pla khoảng 1 ha. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn khoảng 6.000 ha mía đang đứng đồng do thời gian qua nắng nóng kéo dài nên lá mía đã khô hết; tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy mía nếu bất cẩn. Trước tình hình đó, hiện nay các địa phương đang tăng cường công tác phòng-chống cháy mía.

Cũng như huyện Kbang, trên địa bàn huyện Đak Pơ cũng đã xảy ra một số vụ cháy mía làm thiệt hại kinh tế của người dân. Vào ngày 8-3, tại khu vực cây Tượng, thôn 5, xã Hà Tam đã xảy ra cháy mía thiêu rụi hơn 2 ha mía đang vào vụ thu hoạch của hộ bà Huỳnh Thị Kim Ánh. Khi phát hiện cháy, người dân và chính quyền địa phương huy động lực lượng để ứng cứu nên ngọn lửa đã được dập tắt kịp thời, không để lan rộng thêm. Hay tại làng Đak Ya, xã Ya Hội, trước Tết Nguyên đán cũng đã xảy ra 1 vụ cháy mía, thiêu rụi gần 1 ha mía của người dân…

Những năm qua cây mía đang là một trong những cây trồng chủ lực tại khu vực phía Đông tỉnh và là cây trồng giúp nông dân thoát nghèo. Song với thời tiết nắng nóng kéo dài làm mía cháy đã đẩy cuộc sống của những hộ dân vào tình thế hết sức khó khăn, bởi cuộc sống gia đình họ chỉ biết trông chờ vào cây mía. Khi xảy ra cháy mía người nông dân sẽ thiệt hại đủ đường như năng suất giảm từ 20% đến 30%, bị đơn vị thu mua trừ tạp chất, chữ đường giảm, công thu hoạch cao…, bình quân mỗi ha bị cháy nông dân thiệt hại hàng chục triệu đồng. Được biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy mía là do các cánh đồng mía hanh khô, thời tiết nắng nóng và người dân bất cẩn trong việc đi làm nương, làm rẫy hoặc đốt mía gốc dẫn đến lửa bay sang những ruộng cận kề.

Hiện nhiều hộ trồng mía tại các huyện, thị xã khu vực phía Đông tỉnh đang nơm nớp nỗi lo “bà hỏa” có thể viếng thăm ruộng mía của gia đình bất cứ lúc nào, bởi cây mía trên đồng đã khô từ gốc đến ngọn. Với tính chất đặc thù của cây mía khi đến giai đoạn thu hoạch mà không được thu hoạch kịp thời thì năng suất, chữ lượng đường sẽ giảm và còn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất vụ sau… Do đó, chính quyền địa phương, Nhà máy đường cũng cần có những giải pháp động viên người dân, tích cực trong công tác thu mua sớm mía cho người dân trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân sử dụng lửa hiệu quả, an toàn, phòng-chống cháy mía làm thiệt hại kinh tế người dân.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm