Nỗi đau cần thiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lại một lần nữa, chuyện kỷ luật cán bộ được người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta nói đến với tất cả tâm trạng tiếc nuối trước những mất mát cán bộ của Đảng, vừa rất cương quyết khi cho rằng, đó là nỗi đau không thể không chấp nhận vì một cơ thể khỏe mạnh, trong sạch của Đảng cầm quyền.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII - Ảnh: TTXVN
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11. Ảnh: TTXVN
Trong lời phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 hôm 13-10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý. Trong đó có 1 Ủy viên Bộ Chính trị và 4 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, 14 nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 1 nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, 5 Bộ trưởng và nguyên Bộ trưởng, 2 Bí thư Tỉnh ủy, 5 nguyên Bí thư Tỉnh ủy và 17 tướng lĩnh Quân đội, Công an. Trong đó, một số người đã bị xử lý hình sự. Ngoài ra, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã kỷ luật 7 tổ chức Đảng gồm: Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông-Vận tải, Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
“Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta”-Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đau xót mà nói như vậy với toàn thể hội nghị.
Không đau xót sao được khi đó là những người từng là anh em, đồng chí của mình. Trừ một vài trường hợp cá biệt thuộc diện cán bộ được cơ cấu thì để trở thành cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, những người này đã phải nỗ lực rất nhiều trong suốt quá trình công tác vài ba mươi năm, hoàn thành tốt công việc được Đảng, Nhà nước giao phó, có uy tín với nhân dân, được sàng lọc qua nhiều khâu bầu chọn từ cơ sở, địa phương đến Trung ương.
Thế nhưng, trên chiếc ghế quyền lực, họ đã nhúng chàm, đã ngã ngựa vì tham cái bả vật chất mà quên đi mục tiêu lý tưởng của đời mình khi nắm tay thề trước Đảng, trước nhân dân. Họ đã nắm quyền lực và tận dụng nó để thâu tóm lợi lộc cho mình và phe nhóm mà quên đi lợi ích của đất nước và nhân dân. Họ chỉ lo “vinh thân phì gia”, chỉ muốn “làm ông quan cách mạng” mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm công bộc như lời dạy của Bác “Cán bộ là đày tớ trung thành của nhân dân”.
Đó mới chỉ là câu chuyện kỷ luật cán bộ cấp cao, cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Còn cán bộ cấp địa phương thì sao? Báo cáo của Ban Nội chính Trung ương tại hội nghị của ngành Nội chính hồi đầu năm nay cho biết, chỉ từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến hết năm 2018, cả nước đã có 53.107 cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật. Nếu trừ đi số cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật thì số cán bộ bị kỷ luật ở cấp địa phương là hơn 53.000 người. Một con số làm chúng ta phải giật mình, nhất là khi nghĩ về cụm từ mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã khẳng định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống”.
Cả nước đang khẩn trương chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong số nhiều công việc quan trọng của đại hội thì việc chuẩn bị nhân sự cho một nhiệm kỳ lãnh đạo 5 năm của Đảng là hết sức quan trọng.
Vì thế, nói về nỗi đau khi phải kỷ luật đồng chí của mình, đồng thời khẳng định đó là sự đau đớn cần thiết trong quá trình đấu tranh làm trong sạch nội bộ Đảng, làm lành mạnh bộ máy lãnh đạo đất nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng muốn yêu cầu từng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức trong bộ máy công quyền cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện; thường xuyên nêu gương, tự soi, tự sửa, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng để không đi vào vết xe đổ của một số cán bộ thoái hóa biến chất, gây ra những tổn thất khôn lường cho bản thân, gia đình và tổ chức.
Muốn vậy, từ Trung ương đến địa phương phải quán triệt tinh thần, chấp nhận đau một lần để làm sạch mình, sạch Đảng, “kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ vi phạm, thoái hóa, biến chất. Bất cứ trường hợp nào vi phạm kỷ luật cũng phải xử lý nghiêm minh, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố niềm tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân”.
NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.