Trong số 29 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 2, có tới 24 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng, với nhiều ngân hàng ghi nhận mức tăng nợ xấu tuyệt đối lên đến 30-50% so với cuối năm trước.
(GLO)- Thời gian qua, các quỹ tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp nghiệp vụ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu. Trong đó, nhiều quỹ TDND đã kéo giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1% tổng dư nợ.
(GLO)- Đó là nội dung buổi tọa đàm được tổ chức trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Các ý kiến của khách mời đều nhận định, những quyết sách kịp thời của Chính phủ đã “biến nguy thành cơ“ cho doanh nghiệp (DN) phục hồi và phát triển.
(GLO)- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố tài chính quý II-2022 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 11.084 tỷ đồng, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 53,8% kế hoạch năm.
Tạo bước chuyển rõ rệt, thực chất trong cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu; phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các TCTD, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các TCTD lành mạnh và phát triển bền vững.
Tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 3 (từ 30/5-3/6), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng; trong đó dành cả ngày đầu thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Bỏ điều kiện về nợ xấu, tạo thuận lợi cho người sử dụng lao động tiếp cận chính sách vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) là điểm mới nhất tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8-10-2021 của Chính phủ. Xung quanh nội dung này, ông Đinh Văn Nghĩa-Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh đã có cuộc trao đổi với P.V Báo Gia Lai điện tử.
Cùng lúc, hai “ông lớn“ ngành giao thông là Tổng Công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) xin vay những khoản tiền cực lớn, với lãi suất ưu đãi để “vượt khó“.
Không chỉ chiếm đoạt quyền sử dụng đất của Trung tâm Ca nhạc nhẹ, theo kết luận điều tra, Công ty Diệp Bạch Dương của bà Dương Thị Bạch Diệp còn đang có khoản nợ xấu hàng ngàn tỉ đồng tại Ngân hàng Agribank.
Trong khi tăng trưởng tín dụng chậm lại trong 6 tháng đầu năm, chất lượng cho vay tại các ngân hàng đang có dấu hiệu xấu đi dưới áp lực của dịch bệnh COVID-19 khiến tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có nguy cơ phình to trong thời gian tới.
Trong báo cáo về kết quả thực hiện các Nghị quyết Quốc hội vừa được gửi đến các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng bày tỏ quan ngại về chất lượng các khoản vay BOT giao thông, khi khoảng 64.676 tỷ đồng cho vay BOT có nguy cơ phải cơ cấu nợ.
Theo đánh giá từ các chuyên gia kinh tế, các công ty chứng khoán… trong trường hợp dịch Covid-19 có thể được kiểm soát vào cuối tháng 6, ngành ngân hàng (NH) Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh và sinh lợi tốt trong 5 năm tới. Ngược lại, trong kịch bản xấu khi mà dịch bệnh kéo dài, dự báo lợi nhuận của các NH niêm yết sẽ giảm 10-29% trong năm 2020 do chi phí tín dụng gia tăng.
Với khoảng 925.000 tỷ đồng, tương đương 11% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngân hàng và chuyên gia nhận định năm 2020 sẽ là năm lợi nhuận của ngành sụt giảm và còn đối mặt với nợ xấu tăng cao do khách hàng khó khăn.
Trước nguy cơ các khoản vay đầu tư dự án BOT giao thông đường bộ trở thành nợ xấu, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiến nghị Thủ tướng cho phép tăng phí. Đề xuất của Bộ GTVT đưa ra trong bối cảnh không ít dự án BOT giao thông vẫn chưa xử lý hết bất cập, thu phí tự động quá chậm.
Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã nhận được nhiều văn bản của các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng báo cáo khó khăn trong thực hiện dự án BOT.
Chị Lan xây xẩm mặt khi ông chồng từ Trường Sa điện về thông báo “gửi thêm 5.000 lít dầu cho tàu ở cửa biển Kỳ Hà tỉnh Quảng Nam chở ra…“. Xài máy Trung Quốc hao tổn nhiên liệu khủng khiếp, máy móc cọc cạch hư hỏng. Đó là thảm cảnh của những ngư dân lắp máy thủy Trung Quốc, không đủ tiền mua máy Nhật Bản. Nghị định 67 quy định ngư dân phải lắp máy mới 100%.
Hồ tiêu từng được coi là “vàng đen“ nhưng do liên tục rớt giá, cùng với tình trạng cây tiêu chết hàng loạt đã khiến nhiều hộ dân trồng tiêu bị phá sản. Phải bỏ đi làm ăn xa, đa số nông dân từng vỡ nợ vì hồ tiêu cũng chưa dám quay về nhà vì không biết tương lai sẽ ra sao?
(GLO)- Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 42 và Đề án 1058, khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước quan trọng, đặc biệt là về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Điều này đã góp phần đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng cũng như đảm bảo sự ổn định, an toàn, lành mạnh thị trường tài chính tiền tệ.