Chuyện hai "ông lớn" giao thông đi vay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng lúc, hai “ông lớn” ngành giao thông là Tổng Công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) xin vay những khoản tiền cực lớn, với lãi suất ưu đãi để “vượt khó”.

Nói rõ là “vay” chứ không phải là “xin”. VNA đề xuất Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ khoản vay tối thiểu 4.000 tỉ đồng, tối đa 12.000 tỉ đồng để phát triển sau dịch COVID-19, không xin ngân sách. Lãnh đạo VNA cũng cho rằng, kiến nghị hỗ trợ trên cũng là trách nhiệm của chủ sở hữu khi Chính phủ nắm 86% cổ phần của VNA. Và, “VNA đề xuất vay và hỗ trợ chứ không xin ngân sách, hãng sẽ trả trong 3 năm”.

Trong khi đó Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng trình và kiến nghị Chính phủ gói hỗ trợ khẩn cấp bao gồm cấp hạn mức tín dụng 800 tỉ đồng vay ưu đãi không tính lãi để bổ sung cho nguồn vốn lưu động và đề nghị có chính sách hỗ trợ cho 13.000 lao động đang bị mất và thiếu việc làm.

Chi tiết hơn, VNR thông tin 5 tháng qua, tổng doanh thu toàn ngành đạt 1.114 tỉ đồng, bằng 81% so với cùng kỳ 2020 và chỉ bằng 60% cùng kỳ 2019 khi chưa bùng dịch. Số hành khách lên tàu chỉ bằng 64% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu đạt 400,6 tỉ đồng, bằng một nửa cùng kỳ. Điểm sáng là mảng vận tải hàng hóa tăng 26% so với cùng kỳ khi đạt 2,4 triệu tấn; doanh thu cũng tăng 21% với 713 tỉ đồng. Năm 2020, VNR đã lỗ hơn 1.324 tỉ đồng.

Lý do của các gói hỗ trợ là như nhau “do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19” khiến lượng hành khách giảm.

Nếu không có khoản tiền hỗ trợ khẩn cấp, nguy cơ phá sản là thấy rõ.

Trong kinh doanh việc đi vay để tái cơ cấu, mở rộng sản xuất là chuyện rất bình thường nhưng đối với hai “ông lớn” ngành Giao thông liệu có phải là “con xin bố mẹ” để rồi tiếng là đi vay nhưng thực tế là xin.

Hàng không và đường sắt là hai lĩnh vực tối quan trọng trong giao thông, được ví như những “động mạch chủ”, cùng đường bộ, đường thuỷ của kinh tế đất nước. Chỉ một mạch máu có vấn đề là cơ thể suy giảm.

Chủ trương của Chính phủ là đảm bảo mục tiêu kép và không để đứt gãy chuỗi cung ứng cũng là nhiệm vụ quan trọng như chống dịch.

Câu chuyện là khi cả VNA và VNR là vay chứ không xin dù với lãi suất 0% thì ngay lúc này phải tính họ - những ông lớn sẽ trả nợ gốc như thế nào?

Sẽ phải thay đổi, sẽ phải có những tính toán nhằm tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động và nhanh chóng sinh lãi chứ không thể vin vào cớ dịch bệnh để biến những khoản vay khổng lồ kia trở thành nợ xấu.

VNA cam kết 3 năm trả được nợ, VNR thì không cam kết gì nhưng khoản vay ấy phải là động lực để hệ thống đường sắt chuyển mình, thay đổi.

Chỉ có như thế, mỗi một đồng hỗ trợ mới phát huy tối đa được hiệu quả và cả hai “ông lớn” thể hiện trách nhiệm của mình với kinh tế quốc gia.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/chuyen-hai-ong-lon-giao-thong-di-vay-923605.ldo

Theo HOÀNG LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.