Nở rộ sách tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trở lại sau hàng chục năm gần như vắng bóng, sách tết đang là xu hướng nở rộ. Không chỉ hướng tới đối tượng độc giả người lớn, sách tết còn dành cho trẻ em.

Ấn phẩm Nhâm nhi tết - Tân Sửu 2021 giới thiệu những tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa về tết, mùa xuân
Ấn phẩm Nhâm nhi tết - Tân Sửu 2021 giới thiệu những tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa về tết, mùa xuân
Tết xưa và nay
Hoài niệm mứt tết - cuốn sách của Nhà xuất bản (NXB) Phụ nữ VN vừa phát hành, không chỉ mang đến công thức làm những món mứt tết truyền thống của gia đình Việt, mà ở đó người đọc còn có thể “nhâm nhi” cùng những hoài niệm về mứt tết của 2 tác giả Nguyễn Thị Phiên và Đỗ Thị Phương Nhi, 2 đầu bếp thuộc 2 thế hệ 4X và 6X.
Còn gì bằng ngày đầu xuân, mở trang sách mới tìm trong đó những gửi gắm một năm mới hạnh phúc, tốt lành
Bà Vũ Quỳnh Liên, Phó giám đốc NXB Kim Đồng 
Cũng trong dịp đầu năm, MaiHaBooks và NXB Thế giới, cùng Tri thức trẻ Books và NXB Hội Nhà văn ra mắt 2 đầu sách về tết xưa dựa trên nguồn tư liệu cũ lần lượt là Tết Việt Nam xưa và Phong vị xuân xưa. Tết Việt Nam xưa tuyển dịch những bài viết của học giả Việt và Pháp đăng trên Tạp chí Đông Dương (trước năm 1945), còn Phong vị xuân xưa lựa chọn bài viết từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí giai đoạn từ 1920 - 1945. Người đọc lại có thể tìm thấy cả tết xưa và nay qua những vần thơ xuân, những câu chuyện ngày tết, những bản nhạc xuân nhiều thương mến và hình ảnh họa phẩm Việt của 60 tác giả trong cuốn sách Tết Tân Sửu 2021 (Công ty sách Đông A và NXB Văn học).
Công ty sách Đông A gần như là đơn vị xuất bản mở đầu cho việc đưa sách tết trở lại từ Tết Kỷ Hợi 2019, để tiếp đó nhiều đơn vị khác cũng đi theo xu hướng này. Đến Tết Canh Tý 2020, NXB Kim Đồng - đơn vị xuất bản sách chủ yếu cho thiếu nhi và thanh thiếu niên, cũng ra lại sách tết sau hơn 60 năm. “Sách tết được đầu tư, đẹp về hình thức và hay về nội dung để mang lại niềm vui đọc sách, hạnh phúc đầu năm của mỗi độc giả. Với sách tết, chúng tôi tập trung vào 2 mảng chính: văn học nghệ thuật và khám phá kiến thức”, bà Vũ Quỳnh Liên, Phó giám đốc NXB Kim Đồng, chia sẻ và cho biết tết năm nay, NXB này cho ra mắt hàng loạt đầu sách, như Đúng là tết! (sách văn học cho lứa tuổi mẫu giáo), Nhâm nhi tết (những truyện ngắn, tản văn, bài thơ, bản nhạc về mùa xuân, về tết trong tâm hồn người Việt từ truyền thống cho tới hiện đại), Nhớ ơi là tết của Hương Thị (Hà Nội), Giao thừa không đến muộn của tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam (TP.HCM)... Phiên bản sách tiếng Anh This is tết! cũng được NXB Kim Đồng ra mắt, phục vụ độc giả nhỏ tuổi người Việt được sinh ra hay lớn lên ở ngước ngoài, hay người nước ngoài muốn tìm hiểu tết VN. PGS-TS Nguyễn Mạnh Hùng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu VN học), người tuyển chọn những bài viết cho cuốn sách Tết Việt Nam xưa, nhìn nhận mỗi năm đều có những nhà văn, nhà báo, học giả viết về tết với bút pháp, góc nhìn khác nhau. “Mỗi người tô thêm màu sắc vào bức tranh tết. Bởi vậy, độc giả sẽ thích thú, có cảm xúc, thấy thú vị riêng khi đọc”, ông nói.

Cuốn sách Hoài niệm mứt tết để người đọc cùng “nhâm nhi” với những hoài niệm về mứt tết ẢNH: NXB CUNG CẤP
Cuốn sách Hoài niệm mứt tết để người đọc cùng “nhâm nhi” với những hoài niệm về mứt tết ẢNH: NXB CUNG CẤP
Mừng tuổi bằng sách
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến, ái nữ của học giả Nguyễn Tường Phượng (người sáng lập và chủ bút của tờ Tri Tân), năm nay đã ở tuổi 79 vẫn còn nhớ ký ức ngày tết xưa là niềm vui khi nhận được cuốn sách mới cha tặng. Tặng sách vào những ngày đầu năm mới là nếp sống văn hóa trong nhiều gia đình xưa nhưng đã bị mai một do nhiều yếu tố. Cùng với sự trở lại của sách tết, nét đẹp văn hóa này đang được khôi phục.
Chương trình Mừng tuổi bằng sách được NXB Kim Đồng xây dựng và phát động trong gần 10 năm trở lại đây. “Điều này xuất phát từ chính yêu cầu và nhu cầu của các em”, bà Vũ Quỳnh Liên nói. “Từ truyền thống như xin chữ đầu năm, hay “mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”..., mừng tuổi bằng sách là cách phát lộc tri thức, nhân lên ước nguyện một năm học hành tinh tấn, quý trọng sự học, thành đạt, vinh hiển. Còn gì bằng ngày đầu xuân, mở trang sách mới tìm trong đó những gửi gắm một năm mới hạnh phúc, tốt lành”, bà Liên chia sẻ.
Trong dịp tết này, NXB Phụ nữ VN đồng hành cùng phong trào Mừng tuổi bằng sách với việc tập trung giới thiệu dòng sách thiếu nhi với nhiều thể loại từ truyện, truyện song ngữ (có minh họa), sách STEM/STEAM cho các bé từ 3 - 12 tuổi… “Chúng tôi khuyến khích người lớn mừng tuổi bằng sách với việc đưa ra những combo vừa với túi tiền, chỉ từ 50.000 - 100.000 đồng/combo kèm quà tặng”, bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc NXB Phụ nữ VN, cho hay.
Ở nhiều NXB, công ty sách, lượng mua sách trong những ngày đầu năm mới, dịp tết khá nhiều. Theo bà Phượng, lượng mua sách tết và sách trong Hội sách Mùa xuân (diễn ra nhân dịp năm mới) có thể tăng trưởng từ 20 - 30% so với bất kỳ tháng nào trong năm. “Nói chung, tết bây giờ cũng là dịp độc giả mua sách để đọc, mừng tuổi và tặng bạn bè. Ngoài ra còn có các tổ chức từ thiện cũng quan tâm đến sách, mua sách để tặng trẻ em vì các em không có điều kiện được tiếp cận với sách”, bà Phượng cho biết.
Tại NXB Kim Đồng, lượng sách bán ra trong dịp tết cũng đáng kể. Bà Vũ Quỳnh Liên cho hay: “Ở NXB, mùa sách tết đã định hình, trở thành mùa sách mới với lượng tiêu thụ lớn trong năm cùng với mùa sách hè” và lý giải: “Trong những năm gần đây, mùa sách tết nhận được sự hưởng ứng của nhiều phụ huynh. Cùng với mua đồ chơi, mua đồ ăn, họ mua sách tết cho con như một cách để con em có một cái tết đủ đầy, vui vẻ”.
Phong trào Mừng tuổi bằng sách đã có những tín hiệu tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm để thói quen tặng sách dịp tết trở lại nhiều hơn trong những gia đình hiện đại. “Cần tác động, lan tỏa, thay đổi nhận thức của cộng đồng, nhất là các bậc cha mẹ cần thay đổi, mạnh dạn mừng tuổi bằng sách, dạy con đọc sách từ nhỏ. Bên cạnh đó, chúng ta cần tôn vinh các tác giả, tác phẩm thường xuyên. Sách hay cần được trao đổi, giới thiệu thường kỳ đến công chúng độc giả… Văn hóa đọc càng ngày càng phát triển, từ đó việc tặng sách, nhất là trong dịp đầu năm mới, trở thành thói quen, tạo nên nét đẹp văn hóa của đời sống hiện đại”, bà Phượng nhìn nhận.
Theo Ngọc An (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).