'Cẩm nang' và bản đồ đi sứ của thám hoa Nguyễn Huy Oánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hoàng Hoa sứ trình đồ và Yên thiều nhật trình là tác phẩm quý hiếm, độc đáo, có giá trị nhiều mặt và hoàn thiện nhất về chuyến đi sứ Trung Quốc của thám hoa Nguyễn Huy Oánh.

Hiện nay, Hoàng Hoa sứ trình đồ (Hà Tĩnh) là một trong 7 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Bộ sách Hoàng Hoa sứ trình đồ và Yên thiều nhật trình vừa được Nhà xuất bản Đại học Vinh cho ra mắt bạn đọc.
Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) quê làng Trường Lưu, xã Kim Song Lộc, H.Can Lộc, Hà Tĩnh. Đỗ Đình nguyên thám hoa, ông nổi tiếng là thầy giáo giỏi, có học trò là các danh sĩ có tiếng.
Năm 1765, triều đình chọn ông làm chánh sứ đi Trung Hoa. Để chuẩn bị tốt cho chuyến đi sứ, Nguyễn Huy Oánh sưu tầm các tư liệu của các đoàn sứ trước, đặc biệt tư liệu các chuyến đi sứ gần đấy, trong đó có tư liệu của các thầy dạy ông rồi định bản, biên tập, hiệu đính, chú thích để cung cấp tư liệu, hướng dẫn tiện lợi cho đoàn của mình.
Sách Hoàng Hoa sứ trình đồ được Nguyễn Huy Oánh họa rõ từng con sông, ngọn núi, tên châu, tên phủ, đình, miếu, đền thờ, khe suối, ruộng đồng, dân cư... đã đi qua.
Cuộc hành trình đi sứ kéo dài trong hai năm, ông giao du rộng với các danh sĩ quan lại của triều Thanh (Trung Quốc), đặc biệt giao du với sứ thần Nhật Bản, Cao Ly (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên). Thời đó, theo lệ, cống sứ nước ta kém sứ Cao Ly một bậc. Nguyễn Huy Oánh đã tâu trình và sứ thần nước ta được vua Thanh cho lên một bậc, ngang với sứ Cao Ly. Đến cuối năm 1767, sứ bộ hoàn thành nhiệm vụ về nước.
Nếu Hoàng Hoa sứ trình đồ là tập sách “cẩm nang” chuẩn bị trước khi đi sứ; thì Yên thiều nhật trình là một tập bản đồ ghi chép rõ nét tuyến đường đi sứ của Nguyễn Huy Oánh.
Qua quá trình khảo sát, các nhà khoa học xác định Yên thiều nhật trình là tập sách do Nguyễn Huy Oánh soạn. Quyển sách này hoàn toàn là bản đồ hành trình đi sứ được biên vẽ bắt đầu từ Đài Chiêu Đức và kết thúc ở thành Bắc Kinh.
Giáo sư Trần Chính Hoằng (Trung Quốc) nhận xét: Những ghi chú lề trên trang bản đồ đều là những điều mắt thấy, tai nghe thời bấy giờ về sự tích các nhân vật tiêu biểu, sự biến thiên của lịch sử có liên quan đến bản đồ địa phương nơi sở tại.
Những mô tả, biên vẽ, ghi chép và chú thích cụ thể, tỉ mỉ về các thành, trấn nhỏ và vùng xung quanh đất phương Nam của Trung Quốc ở giai đoạn giữa thế kỷ 18 là nguồn tư liệu quý giá giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử, địa lý và nhân văn các khu vực tương quan. 
Theo Kiều Mai Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...