'Cẩm nang' và bản đồ đi sứ của thám hoa Nguyễn Huy Oánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hoàng Hoa sứ trình đồ và Yên thiều nhật trình là tác phẩm quý hiếm, độc đáo, có giá trị nhiều mặt và hoàn thiện nhất về chuyến đi sứ Trung Quốc của thám hoa Nguyễn Huy Oánh.

Hiện nay, Hoàng Hoa sứ trình đồ (Hà Tĩnh) là một trong 7 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Bộ sách Hoàng Hoa sứ trình đồ và Yên thiều nhật trình vừa được Nhà xuất bản Đại học Vinh cho ra mắt bạn đọc.
Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) quê làng Trường Lưu, xã Kim Song Lộc, H.Can Lộc, Hà Tĩnh. Đỗ Đình nguyên thám hoa, ông nổi tiếng là thầy giáo giỏi, có học trò là các danh sĩ có tiếng.
Năm 1765, triều đình chọn ông làm chánh sứ đi Trung Hoa. Để chuẩn bị tốt cho chuyến đi sứ, Nguyễn Huy Oánh sưu tầm các tư liệu của các đoàn sứ trước, đặc biệt tư liệu các chuyến đi sứ gần đấy, trong đó có tư liệu của các thầy dạy ông rồi định bản, biên tập, hiệu đính, chú thích để cung cấp tư liệu, hướng dẫn tiện lợi cho đoàn của mình.
Sách Hoàng Hoa sứ trình đồ được Nguyễn Huy Oánh họa rõ từng con sông, ngọn núi, tên châu, tên phủ, đình, miếu, đền thờ, khe suối, ruộng đồng, dân cư... đã đi qua.
Cuộc hành trình đi sứ kéo dài trong hai năm, ông giao du rộng với các danh sĩ quan lại của triều Thanh (Trung Quốc), đặc biệt giao du với sứ thần Nhật Bản, Cao Ly (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên). Thời đó, theo lệ, cống sứ nước ta kém sứ Cao Ly một bậc. Nguyễn Huy Oánh đã tâu trình và sứ thần nước ta được vua Thanh cho lên một bậc, ngang với sứ Cao Ly. Đến cuối năm 1767, sứ bộ hoàn thành nhiệm vụ về nước.
Nếu Hoàng Hoa sứ trình đồ là tập sách “cẩm nang” chuẩn bị trước khi đi sứ; thì Yên thiều nhật trình là một tập bản đồ ghi chép rõ nét tuyến đường đi sứ của Nguyễn Huy Oánh.
Qua quá trình khảo sát, các nhà khoa học xác định Yên thiều nhật trình là tập sách do Nguyễn Huy Oánh soạn. Quyển sách này hoàn toàn là bản đồ hành trình đi sứ được biên vẽ bắt đầu từ Đài Chiêu Đức và kết thúc ở thành Bắc Kinh.
Giáo sư Trần Chính Hoằng (Trung Quốc) nhận xét: Những ghi chú lề trên trang bản đồ đều là những điều mắt thấy, tai nghe thời bấy giờ về sự tích các nhân vật tiêu biểu, sự biến thiên của lịch sử có liên quan đến bản đồ địa phương nơi sở tại.
Những mô tả, biên vẽ, ghi chép và chú thích cụ thể, tỉ mỉ về các thành, trấn nhỏ và vùng xung quanh đất phương Nam của Trung Quốc ở giai đoạn giữa thế kỷ 18 là nguồn tư liệu quý giá giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử, địa lý và nhân văn các khu vực tương quan. 
Theo Kiều Mai Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.