Niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong tình thế cam go của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở TP.HCM đã hé sáng những hy vọng, củng cố niềm tin chiến thắng dịch bệnh.

Sự chi viện tổng lực về đội ngũ y bác sĩ hùng hậu, trang thiết bị y tế hiện đại nhất trong thời gian qua, thật sự tạo ra hy vọng rất lớn rằng số ca trở nặng sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất.

Mặt trận điều trị cho thấy những tín hiệu khả quan, khi đã có hơn 30.000 bệnh nhân lành bệnh, và mỗi ngày có thêm hàng ngàn người nữa vượt qua được Covid-19, trở về nhà an toàn.

Mặt trận truy vết - cách ly dường như cũng đã giảm áp lực đáng kể khi cộng đồng đồng lòng chấp hành giãn cách và đây cũng là một tín hiệu khả quan trong mục tiêu kiểm soát và ngăn chặn đà lây nhiễm, khi số ca nhiễm từ mốc quá 6.000 ca/ngày, đã nhanh chóng được kéo giảm xuống ngưỡng 3.000 ca/ngày.

Theo số liệu mới nhất, TP.HCM xác định cần tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho khoảng 7 triệu người để đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng. Đến thời điểm này, đã tiêm được hơn 2 triệu người, trong đó hơn 70.000 người đã tiêm đủ 2 mũi. Thành phố đặt mục tiêu ngay trong tháng 8 này, cơ bản phủ sóng vắc xin cho cộng đồng.

Cấp tập phủ sóng vắc xin, kết hợp giãn cách triệt để, có thể hy vọng trong 2 tuần tới, số ca nhiễm mới sẽ giảm sâu.

Những tín hiệu khả quan đó cho thấy nỗ lực chống dịch với những giải pháp quyết liệt nhất, đồng bộ nhất đã đi đúng hướng, từng bước tiệm cận mục tiêu tổng thể đặt ra, là sớm đưa trạng thái kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Mục tiêu kép đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ngay từ đầu: chống dịch thành công để phát triển kinh tế, và lo phát triển kinh tế hiệu quả để có đủ nguồn lực chống dịch khi cần.

Vai trò trung tâm kinh kế của TP.HCM thể hiện rõ nhất khi tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia luôn chiếm gần 1/3. Thật không dễ hình dung hết mọi tổn thất khi cả một đầu tàu kinh tế gần như “đóng băng” kéo dài vì dịch bệnh. Vào thời điểm này, nên chăng sớm tính toán cụ thể nhất, bao quát nhất để từng bước áp dụng trở lại mục tiêu kép, trên nền tảng căn cơ nhất: vắc xin + 5K!

Dịch Covid-19 chưa có tiền lệ, nên chăng quyết sách cũng cần tính yếu tố “chưa có tiền lệ” này.

Liệu đã đến lúc để tính toán những giải pháp hợp lý nhất, cụ thể nhất, khả thi nhất cho những ai được tiêm vắc xin đi làm trở lại bình thường, dịch vụ từng bước được mở lại ngay khi chưa đạt 100% ngưỡng miễn dịch cộng đồng? Nếu vận hành nền kinh tế, không thể một bộ phận đơn lẻ nào có thể lo hết được, thì đây cũng là vấn đề rất hệ trọng, để tính thêm những giải pháp đồng bộ khác về chuỗi cung ứng, đi lại, liên kết vùng, dịch tễ... một cách an toàn.

Không để hàng triệu người đã được tiêm vắc xin "phải ngồi yên" sẽ giúp công cuộc chống dịch có thêm nhiều nguồn lực. Khi bộ phận nào được cho là an toàn (đã chích vắc xin) nhanh chóng được trở lại trạng thái kinh tế - xã hội bình thường, cũng sẽ góp phần giảm gánh nặng an sinh đè lên trọng trách của nhà nước.

Dĩ nhiên, trong bất kỳ tình huống nào, phòng vệ 5K vẫn luôn là một đòi hỏi cấp thiết!

 Theo Đình Phú (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

50 năm lên tầm cao mới

50 năm lên tầm cao mới

(GLO)- Vùng đất Gia Lai, với sự kiện giải phóng thị xã Pleiku và chiến thắng vang dội trên đường 7 (nay là quốc lộ 25) tháng 3-1975 đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, mở ra thời kỳ xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.

Thuế và chi tiêu của người dân

Thuế và chi tiêu của người dân

Tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn đang phủ bóng lên sức mua trong nước suốt nhiều năm qua. Ở thời điểm hiện tại, tâm lý này đang có chiều hướng được củng cố do những lo ngại về thất nghiệp và giảm thu nhập.