Những ý kiến tâm huyết xung quanh Kỳ họp HĐND tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong buổi sáng ngày làm việc cuối cùng (ngày 17-7) của Kỳ họp thứ chín HĐND khóa X, phần lớn thời gian được dành cho các đại biểu chất vấn và trả lời chất vấn. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Gia Lai ghi lại một số ý kiến liên quan đến nội dung đang được dư luận và cử tri quan tâm.


* Ông Nguyễn Dũng-Giám đốc Sở Tài chính:
 

 

Đến nay, các doanh nghiệp đang nợ hơn 8 tỷ đồng tiền thu gom gỗ khi chuyển đổi diện tích trồng cao su. Trong đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Ia Mơr đã khởi kiện Công ty TNHH MTV Minh Thành với số tiền 3,646 tỷ đồng nhưng công ty này không còn tài sản để thi hành án. Tương tự, BQLRPH Ia Puch đã khởi kiện Công ty TNHH Đức Thành và XNTD Tổng hợp Đức Thiện tổng số tiền trên 3,5 tỷ đồng nhưng đến nay hai doanh nghiệp này đã làm ăn thua lỗ không còn tài sản để thi hành án. Riêng số tiền hơn 848 triệu đồng BQLRPH Ayun Pa chưa kiện Công ty TNHH MTV Cường Thịnh Phát do phát sinh một số vấn đề pháp lý giữa tiền nợ và số gỗ đã xuất.

Việc không thu hồi được số tiền trên, trách nhiệm thuộc về các BQLRPH. Tuy nhiên, để làm rõ trách nhiệm cụ thể của từng BQL còn xét đến nguyên nhân các doanh nghiệp mua gỗ được gia hạn nợ theo Công văn số 980/UBND-LN ngày 10-4-2009 của UBND tỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát sinh công nợ kéo dài. Vừa qua, ngày 14-7-2015, Sở Tài chính đã có Công văn số 1168/STC-TTr-CSVG gửi UBND tỉnh, trong đó có đề nghị UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả thì chuyển hồ sơ cho Công an điều tra xử lý theo quy định của pháp luật những cá nhân có liên quan.

* Ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT:

 

 

Bắt đầu năm 2001, Gia Lai cùng với một số tỉnh triển khai thực hiện Dự án đa dạng hóa nông nghiệp. Những hộ gia đình có diện tích từ 2 ha trở lên tham gia dự án trồng cao su tiểu điền được xem xét hỗ trợ vay vốn ngân hàng không tính lãi suất trong 8 năm đầu và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do giá mủ cao su giảm mạnh nên ảnh hưởng đến những người tham gia dự án và nhiều hộ đã chặt bỏ cao su trồng các loại cây khác. Theo thống kế hiện nay tổng diện tích trên địa bàn tỉnh có khoảng 114 ha cao su bị chặt bỏ, song thực tế “cơ bản” người dân chặt bỏ hết cao su tiểu điền. Vì nợ vay ngân hàng nên một số hộ gia đình cũng mất quyền sử dụng đất.

Đối với Dự án phát triển 50.000 ha cây cao su trên đất chuyển đổi rừng nghèo, nhiều doanh nghiệp lại chuyển đổi sang trồng mía, trồng cỏ, làm trang trại hoặc chuyển sang mục đích khác mà chưa có sự chấp thuận của UBND tỉnh là không đúng. Bản thân các doanh nghiệp này phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh khó khăn vấn đề gì để đồng hành tháo gỡ; chủ động lập phương án để cơ quan chức năng và UBND tỉnh xem xét giải quyết cụ thể. Nếu không thực hiện được thì trả đất lại cho tỉnh để tỉnh cấp cho dân sản xuất.

* Ông Nguyễn Trung Tâm-Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải:

 

 

Việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe mô tô trong 9 tháng cuối năm 2014 toàn tỉnh Gia Lai thu được 1,3 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2015 thu được 1 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay một số thành phố trong cả nước không thu phí bảo trì đường bộ đối với xe mô tô.

Mục tiêu thu phí này giao về cho cấp huyện, sau đó cấp huyện cấp lại cho cấp xã phục vụ một phần cho chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc quản lý xe máy không chặc chẽ lắm, số tiền thu này không bao nhiêu, đối tượng nghèo tỉnh ta lớn nên theo tôi không thu loại phí này nữa. Nội dung này được xem xét vào kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh khóa X.

* Ông Dương Tráng-Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy:

 

 

Hiện nay một số công ty, doanh nghiệp được tỉnh giao đất nhưng không triển khai dự án gây thất thoát lớn đến tài nguyên quốc gia. Đơn cử Công ty TNHH Hải Sơn được giao gần 150 ha tại thị trấn Đak Đoa, nhưng đến nay không tổ chức sản xuất dẫn đến nhiều hộ dân lấn chiếm, chính quyền địa phương không quản lý để thu hồi hoặc có kế hoạch sử dụng. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Thương mại 25 được giao khu đất tại trung tâm thị trấn Đak Đoa hơn 1 ha nhưng hiện nay bỏ hoang, cây mọc um tùm, gây ô nhiễm môi trường.

Trước thực trạng trên với tư cách là đại biểu HĐND tỉnh tôi kiến nghị tỉnh cần kiên quyết thu hồi giao những diện tích đất trên cho địa phương quản lý. Bên canh đó, cần xử lý các trường hợp lấn chiếm, mua bán trái phép.

Văn Nhung-Vĩnh Hoàng (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.