Emagazine

E-magazine Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Sau nhiều năm lăn lộn mưu sinh ở các tỉnh, thành phố, tôi đã quay trở về quê để tìm hướng phát triển kinh tế. Khi kinh tế ổn định, tôi có thời gian để tham gia công tác Đoàn ở địa phương”-anh Phạm Ngọc Chung (SN 1991, làng Út 1, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) chia sẻ lý do quay trở về khởi nghiệp tại quê hương.

Năm 2014, khi quyết định về quê lập nghiệp, anh Chung nhận thấy nhiều ĐVTN rất đam mê môn bóng đá. Anh Chung đã vay mượn người thân hơn 500 triệu đồng để xây dựng sân bóng đá rộng 1.000 m2 nhằm mục đích kinh doanh, tạo điều kiện cho ĐVTN trong xã và các xã lân cận có sân tập luyện, thi đấu. Cùng với đó, anh Chung mở thêm dịch vụ cà phê, nước uống giải khát để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Sau khi có nguồn thu nhập ổn định với sân bóng đá mini, năm 2020, anh Chung mở thêm dịch vụ đúc chậu cảnh. Anh mua 20 bộ khung đúc chậu với nhiều kích cỡ và dành thời gian tìm hiểu để triển khai đúc chậu cảnh. Nhờ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nên dịch vụ đúc chậu cảnh của anh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, cơ sở đúc chậu cảnh đã tạo việc làm cho 3-4 thanh niên địa phương.

Đến năm 2021, anh Chung mở thêm dịch vụ cung cấp loa, thiết bị điện tử. Ngoài cung cấp những mẫu loa đang thịnh hành trên thị trường, anh còn chế tạo loa theo yêu cầu của khách. Hiện tại, cửa hàng của anh Chung đang tạo việc làm cho 2 thanh niên tại địa phương. Trong 10 năm khởi nghiệp với nhiều mô hình, anh Chung đã có thu nhập 400-500 triệu đồng/năm. Anh Hồ Văn Hiền-Đoàn viên thôn Thanh Hà 1 (xã Ia Hrung) chia sẻ: “Anh Chung là điển hình thanh niên phát triển kinh tế, lập nghiệp ngay tại quê hương. Nhờ được anh Chung tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, tôi đã nắm được các kỹ thuật, thạo nghề chế tạo loa”.

Anh Đặng Đình Tấn (SN 1990, tổ 3, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) khởi nghiệp với nghề trồng nấm từ năm 2017. Hành trang khởi nghiệp của anh là sức trẻ và tinh thần dám nghĩ, dám làm. Anh cho biết: “Ban đầu, tôi trồng thử nghiệm nấm bào ngư, nấm sò và nấm linh chi trên diện tích 50 m2. Sau một thời gian, tôi nhận thấy nấm bào ngư và nấm sò dễ trồng, được thị trường ưa chuộng nên mở rộng diện tích. Tôi trồng nấm theo kiểu gối vụ để đảm bảo lúc nào cũng có nấm xuất ra thị trường”.

Thời gian đầu triển khai mô hình, anh Tấn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm thị trường; nguồn phôi đầu vào kém chất lượng; kỹ thuật, kinh nghiệm trồng còn hạn chế nên nấm chậm phát triển, nhiễm bệnh. Để gắn bó với nghề, anh Tấn đã chuyên tâm học hỏi quy trình kỹ thuật làm phôi và sản xuất nấm. Đối với phôi nấm, anh nhập mùn cưa cây cao su về trộn với vôi, sau đó trộn tiếp với cám gạo hoặc cám bắp rồi ủ; đóng bịch và đưa vào lò hấp để khử trùng. Quy trình này kéo dài khoảng 20-25 ngày giúp phôi nấm đảm bảo chất lượng. Mỗi tháng, anh Tấn xuất bán khoảng 15-20 ngàn phôi nấm ra thị trường với giá 4.200 đồng/phôi nấm sò, 4.500 đồng/phôi nấm bào ngư.

Nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn, được lựa chọn kỹ càng nên nấm sau khi trồng cho chất lượng đảm bảo. Mỗi ngày, anh Tấn cung ứng ra thị trường khoảng 30-40 kg nấm, thương lái đến tận nơi thu mua với giá 35 ngàn đồng/kg nấm sò, 45-50 ngàn đồng/kg nấm bào ngư. Với cách làm bài bản, mô hình trồng nấm của anh Tấn đem lại mức thu nhập khoảng 20-25 triệu đồng/tháng. Trang trại của anh Tấn thường xuyên đón ĐVTN đến tham quan, tìm hiểu quy trình trồng nấm.

Với vai trò Phó Bí thư Chi Đoàn làng Út 1, anh Chung thấu hiểu, nắm bắt được nhu cầu của thanh thiếu nhi ở địa phương. Với lợi thế có sân bóng đá mini và dịch vụ giải khát, anh Chung thường hỗ trợ địa điểm tập luyện miễn phí cho ĐVTN khi có giải đấu thể thao cấp xã, cấp huyện. Khi triển khai hoạt động “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, anh Chung đều gương mẫu đi đầu.

Làm công tác Đoàn cũng giống như “làm dâu trăm họ” với bao công việc không tên, diễn ra cả ngày thứ bảy hoặc chủ nhật nhưng anh Chung vẫn rất tâm huyết, nhiệt tình với các hoạt động. Anh Chung có hơn 30 lần hiến máu tình nguyện; là thành viên tích cực của đội vá đường do anh Lê Tuấn Thành-Cán bộ Công an xã Hà Ra (huyện Mang Yang) khởi xướng.

Hơn 10 năm gắn bó với công tác Đoàn, từ Bí thư Chi Đoàn tổ 3, Phó Bí thư Đoàn thị trấn rồi Bí thư Đoàn thị trấn Phú Hòa vào năm 2021, anh Tấn hiểu rõ những khó khăn trong tập hợp đoàn kết thanh niên ở địa phương. Là người có kinh nghiệm khởi nghiệp nên anh Tấn đã kết nối, chia sẻ và có những giải pháp hỗ trợ ĐVTN có chung chí hướng. Đoàn thị trấn Phú Hòa đã kết nối, tạo việc làm nhằm mang lại thu nhập ổn định cho ĐVTN.

Anh Tấn cùng Ban Chấp hành Đoàn thị trấn Phú Hòa luôn đổi mới phương thức sinh hoạt Đoàn và triển khai rất nhiều hoạt động, phong trào thanh niên ý nghĩa. Từ năm 2023 đến nay, Đoàn thị trấn Phú Hòa đã lắp đặt 5 bóng đèn năng lượng mặt trời, ra mắt 1 tuyến đường sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn; thành lập 1 tổ thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ chuyển đổi số cộng đồng... Ngoài ra, ĐVTN trên địa bàn còn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao, hiến máu tình nguyện... do Đoàn cấp trên phát động.

Với những đóng góp tích cực trong công tác Đoàn, anh Tấn được Huyện Đoàn Chư Păh tặng nhiều giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Anh Tấn chia sẻ: “Thủ lĩnh” thanh niên phải đi đầu, không ngại khó, ngại khổ trong mọi hoạt động thì ĐVTN mới nghe và làm theo. Các hoạt động Đoàn đã giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng bổ ích.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.