Những nguy hại khi uống quá nhiều nước chanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nước chanh có nhiều tác dụng, tuy nhiên, nước giải khát này cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu bạn uống quá nhiều...
 

 

Nước ép chanh có hàm lượng axit cao, nó có thể gây kích ứng thực quản. Hơn nữa, nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày-thực quản. Nếu bạn có vết loét hoặc có nguy cơ bị loét dạ dày, các kích thích từ nước chanh có thể gây đau đớn vì nó làm tăng mức độ axit trong dạ dày của bạn.
 

 

Uống quá nhiều nước chanh có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc làm cho tình trạng này tồi tệ hơn. Cắt giảm các loại thực phẩm có tính axit trong thức uống giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng ợ nóng.
 

 

Chanh được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều vấn đề về da như sẹo mụn trứng cá, mụn nhọt và sắc tố... vì chanh có tính axit nhẹ, người ta tin rằng nó sẽ giúp xóa bỏ những vấn đề này. Tuy nhiên, chanh có thể gây khô da và bong da quá mức.
 

 

Chloroquine là thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, thường được mọi người sử dụng khi đi du lịch đến các vùng nhiệt đới, nơi sốt rét...Một nghiên cứu công bố năm 1994 cho thấy tác dụng của thuốc chloroquine trong cơ thể giảm đi đáng kể khi kết hợp với nước chanh.  
 

 

Các axit trong nước chanh có thể ăn mòn men răng. Sự ăn mòn chậm từ nước ép chanh có thể làm xuất hiện các vết bẩn trên răng, tăng độ nhạy cảm và có thể gây sâu răng nếu có tiếp xúc kéo dài với nước cốt chanh. Để giảm nguy cơ ăn mòn răng, pha trộn nước cốt chanh với nước hoặc các loại thực phẩm khác.
 

 

Chanh có hàm lượng cao vitamin C và acid ascorbic có tác dụng lợi tiểu. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy mất nước nghiêm trọng sau khi uống quá nhiều nước chanh, cần xem xét việc cắt giảm lượng nước cốt chanh trong thức uống của bạn.
 

 

Không uống rượu với nước chanh để điều trị bất kỳ triệu chứng nào khi chưa có lời khuyên của bác sĩ. Chỉ nên uống nửa ly nước với nước ép từ nửa quả chanh và uống hỗn hợp này cùng một lúc.
 

 

Vỏ chanh và chanh là một trong một số ít các loại thực phẩm có chứa một lượng oxalat. Khi oxalat có nhiều trong cơ thể, chúng có thể kết tinh và gây ra vấn đề sức khỏe. Các bệnh nhân mà thận hoặc túi mật có vấn đề nên tránh ăn chanh hoặc vỏ chanh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng oxalat có thể cản trở sự hấp thụ canxi.

Mai Thương (theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.