Những nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm ngày tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đâu là các yếu tố gây ô nhiễm cần được chú trọng với thực phẩm ngày tết?

Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, tết là dịp người tiêu dùng mua và sử dụng nhiều thực phẩm hơn bình thường, việc tích trữ cũng gây ra nguy cơ nếu bảo quản không đúng cách. Cụ thể: Các hạt có dầu như hướng dương bí, dẻ cười, điều, lạc… cần được bảo quản tốt. Nếu độ ẩm cao, nhiều ngày, chúng dễ bị nấm mốc. Người dân không nên mua nhiều đồ tích trữ trong tủ lạnh. Thực phẩm khó được bảo quản đồng đều trong nhiệt độ cần thiết, dễ hỏng, dễ biến đổi. Đó là các nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại gia đình.

Thực phẩm cần được bảo quản đúng cách để bảo đảm an toàn

Thực phẩm cần được bảo quản đúng cách để bảo đảm an toàn

Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong lưu ý: Khi mua thực phẩm nhập khẩu, người dân cần chọn sản phẩm đầy đủ nhãn phụ ghi tiếng Việt, thể hiện thông tin bắt buộc như: tên sản phẩm, tên địa chỉ nhà sản xuất, thương nhân chịu trách nhiệm, hạn dùng, hướng dẫn bảo quản, cách sử dụng… Còn với thực phẩm đông lạnh, phải luôn tuân thủ hướng dẫn về các điều kiện bảo quản, hướng dẫn sử dụng, chế biến, nếu không sẽ là nguy cơ lớn do bị hư hỏng, nhiễm khuẩn sinh độc tố, gây ngộ độc.

Theo TS Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, nhiều thực phẩm chức năng (thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...) vi phạm chất lượng đã bị phát hiện gần đây, trong các tháng cận tết, đặc biệt là sản phẩm được giới thiệu có tác dụng giảm cân, tăng cường sức khỏe nam giới. Cục đã liên tục có cảnh báo trên website vfa.gov.vn.

Theo bà Nga, với thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa chất cấm, đã có các vụ việc được chuyển cơ quan công an điều tra. Ngoài ra đã xuất hiện một số sản phẩm được rao bán trên mạng nhưng không có đơn vị chịu trách nhiệm, không có cơ sở sản xuất rõ ràng, có thể là hàng giả. “Đó là những mối nguy lớn cho sức khỏe”, bà Nga nhấn mạnh.

Để ngăn ngừa nguy cơ sử dụng thực phẩm vi phạm chất lượng, TS Nga lưu ý: “Tuyệt đối không mua thực phẩm nhập khẩu không có bao bì nhãn mác rõ ràng để đảm bảo rằng chúng ta mua và dùng thực phẩm có nguồn gốc”.

“Với các sản phẩm thực phẩm 'nhà làm', ăn ngay thì có thể đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều khi làm ngon, nguyên liệu tốt, nhưng quá trình vận chuyển, bảo quản không đủ điều kiện thì cũng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi sử dụng”, bà Nga khuyến cáo.

Rã đông thực phẩm đúng cách

Luôn bảo quản thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ quy định hoặc độ lạnh cao nhất trong ngăn đông của tủ lạnh gia đình, để giữ đúng được chất lượng sản phẩm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Sử dụng hết một lần với thực phẩm đã được rã đông. Không nên cất sản phẩm đã rã đông để sử dụng tiếp những lần sau, vì rất dễ dẫn đến ngộ độc.

Chú ý làm rã đông đúng cách. Tốt nhất là để thực phẩm trong ngăn mát của tủ lạnh cho rã đông dần. Không nên nóng vội cho vào nước nóng, đem đun lên hoặc ngâm nước.

Cần chế biến ngay khi thực phẩm đã rã đông và phải nấu thức ăn thật chín để đề phòng các loại vi khuẩn hoạt động mạnh trở lại sau khi thoát khỏi quá trình đông lạnh.

Tuyệt đối không ăn những thức ăn còn tái.

Chú ý ngày sản xuất và thời gian bảo quản của thực phẩm đông lạnh.

(Nguồn: Cục An toàn thực phẩm)

Có thể bạn quan tâm

5 loại trái cây tốt cho thận

5 loại trái cây tốt cho thận

Trái cây luôn được khuyến khích cho chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh thận mạn tính, không phải tất cả các loại trái cây đều tốt.