Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 3: Phên giậu Tổ quốc không rào mà vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với phương châm “Vườn cây đến đâu tổ chức các cụm dân cư đến đó”, các cụm dân cư được tổ chức gắn với các khu sản xuất tập trung của các công ty, đội sản xuất, tạo thành một lực lượng lao động vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, trở thành dải gắn kết liên hoàn kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh (QP-AN), tạo nên phên giậu vững chãi nơi vùng biên cương Tổ quốc.

Ngay từ khi mới được thành lập, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 đã xác định vừa làm nhiệm vụ phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, xây dựng địa bàn chiến lược Tây Nguyên và đây là nhiệm vụ quan trọng của người lính làm kinh tế để xây dựng nền quốc phòng và ngược lại, xây dựng QP-AN vững mạnh sẽ bảo đảm hỗ trợ cho kinh tế phát triển.

Lãnh đạo Binh đoàn 15 thăm và tặng quà cho bà con DTTS xã Mô Rai, huyện Sa Thầy. Ảnh: D.Đ.N

Lãnh đạo Binh đoàn 15 thăm và tặng quà cho bà con DTTS xã Mô Rai, huyện Sa Thầy. Ảnh: D.Đ.N

Bởi vậy, trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, Binh đoàn thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập theo các phương án sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ A2, phương án bảo vệ cơ quan, đơn vị và cơ sở sản xuất; tổ chức ký kết và thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp với các lực lượng vũ trang khác tại địa phương; bố trí chốt tự vệ ở các vị trí trọng yếu và thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, bảo vệ địa bàn, tài sản đơn vị, công trình ở khu vực biên giới, bảo vệ mốc giới quốc gia. Chú trọng bố trí các đơn vị trực thuộc tại các địa bàn trọng yếu, các đội sản xuất được bố trí ở sát khu vực biên giới, xen kẽ với các thôn, làng làm nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc trong khu vực phòng thủ.

Đại tá Khuất Bá Cao- Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Binh đoàn 15 chia sẻ: Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn thực hiện tốt mô hình sản xuất tập trung, phát triển sản xuất xây dựng kinh tế, qua đó, thu hút người dân đến địa bàn biên giới, xây dựng và ổn định các cụm dân cư. Hàng trăm cán bộ, công nhân viên, người lao động của Binh đoàn đã tham gia cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể ở địa phương; tạo mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ trong quản lý người lao động, đồng thời cũng là công dân của địa phương; góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở địa phương vững mạnh. Đặc biệt là ở những vùng sâu, biên giới, thưa dân, vùng DTTS; từng bước góp phần phát triển thành các trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội, làm nền tảng tạo lập thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

Quân y Binh đoàn 15 khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân vùng biên giới. Ảnh: D.Đ.N

Quân y Binh đoàn 15 khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân vùng biên giới. Ảnh: D.Đ.N

Bên cạnh đó, hằng năm, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 đã lãnh đạo triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân vận, trọng tâm là tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn, quyên góp, ủng hộ nhân dân trong các đợt mưa lũ, tham gia cứu đói cho nhân dân trên địa bàn giai đoạn giáp hạt; triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác an sinh xã hội, y tế, giáo dục, tham gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Đồng thời quan tâm, tạo điều kiện phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở, phối hợp với già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, từng bước bỏ dần các hủ tục, thói quen lạc hậu, cầm tay chỉ việc; nâng cao năng suất lao động, thu nhập, đời sống cho các dân tộc trên địa bàn.

Chỉ tính riêng trong năm 2022, Binh đoàn tổ chức thăm hỏi, tặng quà vào các dịp lễ, tết cho các đối tượng chính sách với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng; tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ cùng ăn tết với các làng đồng bào DTTS kết nghĩa và cặp hộ gắn kết trong dịp tết cổ truyền dân tộc; tổ chức các điểm gói bánh chưng, hỗ trợ gạo, thịt, hơn 22.000 phần quà cho các gia đình người DTTS tại 271 thôn, làng với số tiền gần 50 tỷ đồng, đảm bảo 100% người dân trên địa bàn các đơn vị Binh đoàn đứng chân đều có tết, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Ngoài ra, Binh đoàn còn đầu tư xây dựng các công trình điện, đường, trường trạm, xây mới và sửa chữa 23 căn nhà với tổng kinh phí hơn 32,73 tỷ đồng; hỗ trợ các ban, ngành, đoàn thể địa phương tham gia các hoạt động, ủng hộ các quỹ từ thiện với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Thực hiện dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, từ năm 2021 đến nay, Binh đoàn đã nhận nuôi 25 em học sinh, hỗ trợ 120 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 758 triệu đồng; tổ chức khám, chữa bệnh, thu dung điều trị, cấp thuốc cho 97.530 lượt người lao động tại các đơn vị và người dân trên địa bàn, tiêm chủng mở rộng cho 1.400 người. Các đơn vị của Binh đoàn tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục mầm non, chăm sóc, nuôi dạy gần 6.000 cháu, trong đó có trên 2.500 con em đồng bào DTTS, hỗ trợ bảo đảm ăn uống hợp vệ sinh, giúp các cháu không bị suy sinh dưỡng; các trường tiểu học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao.

Song song với việc củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng lòng dân, thế trận an ninh nhân dân vững chãi, Binh đoàn 15 còn tham gia xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Ngoài việc tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền địa phương phát triển kinh tế-xã hội, QP-AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nhiều cán bộ của các đơn vị Binh đoàn vừa là đội trưởng sản xuất, vừa là trưởng thôn; nhiều cán bộ được cơ cấu vào bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã và huyện, giúp địa phương làm tốt công tác phát triển Đảng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, an ninh nông thôn biên giới và thực hiện tốt công tác đối ngoại với các địa phương các nước bạn phía đối diện.

Những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn 15 đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp chung của toàn Đảng, của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nền quốc phòng-an ninh vững chắc ở địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Những đóng góp đó đã củng cố niềm tin, tạo cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng, Quân đội, tạo thành sức mạnh to lớn của nền quốc phòng toàn dân, thế trận lòng dân - phên giậu Tổ quốc không rào mà vững.

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.