Những ngày tháng không quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27/1/1973), trong niềm vui vỡ òa vì hạnh phúc, còn có những giọt nước mắt thương nhớ người thân hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước...

Bà Nguyễn Thị Hường, năm nay 76 tuổi, nguyên Tiểu đội trưởng du kích nữ, xã Lễ Giáo (tên gọi của xã Hòa Lễ trong kháng chiến chống Mỹ) kể lại: Trước ngày Hiệp định Paris được ký kết, nhận được chỉ thị của cấp trên, du kích các xã vùng căn cứ H9 (huyện Krông Bông) triển khai cắm cờ chiếm đất giành dân, mở rộng vùng giải phóng. Khi ấy, du kích xã Lễ Giáo chia thành 3 tiểu đội chiếm lĩnh 3 vùng trọng yếu, riêng tiểu đội du kích nữ của bà có 8 người nhận nhiệm vụ mang cờ, dụng cụ chặt tre vót chông đến khu vực Bàu Chùa (nay thuộc thôn 6, xã Hòa Lễ) để cắm.

Sau khi máy bay địch do thám rời đi, các nữ du kích nhanh chóng cắm cờ, cắm chông. Công việc vừa hoàn thành thì nghe tiếng súng từ hướng Tiểu đội 2 du kích xã đang làm nhiệm vụ ở phía nam bờ sông Krông Bông (nay là Nghĩa trang xã Hòa Phong) vọng lại. Qua tin báo khẩn cấp mới biết, trong lúc cả Tiểu đội 2 đang đào hầm trú ẩn thì bị quân địch từ hướng quận Phước An tập kích bất ngờ khiến 9 chiến sĩ hy sinh, chỉ còn 1 chiến sĩ úp mặt xuống hầm giả chết, sống sót trở về đơn vị…

Sáng ngày 27/1/1973, khi radio phát đi bản tin Hiệp định Paris được chính thức ký kết, bà con căn cứ Lễ Giáo ôm chầm nhau hô to: “Mỹ rút quân rồi, hòa bình đến rồi bà con ơi”… Giữa giây phút thiêng liêng ấy, có những giọt nước mắt vỡ òa trong hạnh phúc, nhưng cũng có những giọt nước mắt tiễn đưa người thân vừa hy sinh mà chưa kịp nhìn thấy ngày quân xâm lược rút khỏi đất nước mình…

Bà Nguyễn Thị Hường, nguyên Tiểu đội trưởng du kích nữ xã Lễ Giáo.

Bà Nguyễn Thị Hường, nguyên Tiểu đội trưởng du kích nữ xã Lễ Giáo.

Những cựu chiến binh thuộc Tiểu đoàn 301 (Tỉnh đội Đắk Lắk) không khỏi bùi ngùi xúc động mỗi khi nhớ lại 29 ngày đêm phòng ngự chốt buôn Tring. Ông Nguyễn Xuân Tiến, Tiểu đội phó, Đại đội 3, Tiểu đoàn 301 kể: Sau khi Hiệp định Paris được ký, đúng vào lúc 19 giờ ngày 24/3/1973, nhận được lệnh của Bộ Tư lệnh B3, đơn vị ông cấp tốc hành quân từ đường 21 (nay là Quốc lộ 26) về Buôn Hồ phối hợp cùng Trung đoàn 25 chiếm lĩnh đèo Hà Lan, không cho địch tiến sâu vào vùng giải phóng. Để tạo thế gọng kìm, Tiểu đoàn 301 chia làm hai đội hình có nhiệm vụ chiếm lĩnh những khu vực trọng yếu ở hai đầu đèo Hà Lan. Do lực lượng của địch đông, hỏa lực mạnh lại có phi pháo yểm trợ nên cả khu vực đèo Hà Lan cây cối cháy rụi, ở nơi ẩn nấp ta có thể nhìn rõ quân địch tuần tra. Xác định phòng ngự chốt lâu dài, ban đêm ta đào hầm, công sự, ban ngày khi máy bay ngừng rải bom và ngừng pháo kích, ta mai phục chờ bộ binh địch đến chủ động chiến đấu.

Những tháng ngày chiến đấu ấy, có một ký ức mà ông Tiến không thể nào quên, đó là khi được phân công nhiệm vụ trực chiến bảo vệ hầm chỉ huy. Trong lúc đang mai phục phía sau chiếc cối giã gạo của đồng bào dân tộc thiểu số thì địch bắn M79 vỡ đôi chiếc cối, mảnh đạn găm trúng chân ông, nhưng ông Tiến vẫn bám sát trận địa chiến đấu. Khi bộ binh địch vừa tràn lên ông đã dùng súng AK tiêu diệt tại chỗ 5 tên, khiến chúng hoang mang, dao động… Trong suốt 29 ngày đêm bám chốt, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, tranh chấp từng phút, từng giờ, có những lúc cái chết cận kề nhưng ông Tiến cùng đồng đội ngoan cường chiến đấu, đẩy lùi nhiều cuộc phản kích quy mô lớn của địch. Những chiến công của người lính Tiểu đoàn 301 đã góp phần vào thắng lợi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975…

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.