Những 'mệnh lệnh của sự sống'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai ngày nay, hình ảnh ca phẫu thuật tách 2 bé song sinh dính nhau cùng tên Nhi tràn ngập báo chí, mạng xã hội. Người ta gọi những quyết định cần thực hiện chỉ tính trong vài giây, vài phút để cứu tính mạng con người là 'mệnh lệnh sự sống'.

14h07 ngày 15-7, hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi được tách ra khỏi nhau trong sự vỡ òa của các y bác sĩ - Ảnh: DUYÊN PHAN
14h07 ngày 15-7, hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi được tách ra khỏi nhau trong sự vỡ òa của các y bác sĩ - Ảnh: DUYÊN PHAN


Hai ngày nay, hình ảnh ca phẫu thuật tách 2 bé song sinh dính nhau cùng tên Nhi tràn ngập báo chí, mạng xã hội. Và hình ảnh đọng lại, gây ấn tượng sâu đậm nhất, bên cạnh 2 cháu bé là nụ cười sau ca mổ của bác sĩ 79 tuổi Trần Đông A, người đã tham gia ca mổ tách hai anh em Việt - Đức 32 năm trước.

Và một ấn tượng nữa là câu nói của BS Trương Quang Định - giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP: "Các bác sĩ xin phép đấng tạo hóa để khai sinh ra hai con một lần nữa với hình hài nguyên vẹn, trả lại cho hai con một cuộc đời lành lặn như bao đứa trẻ khác".

Đây không phải là lần đầu tiên đôi bàn tay của các y bác sĩ Việt Nam đã thay "đấng tạo hóa" giúp cho cuộc đời thêm đáng sống. 17 năm trước, các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương mà chủ trì là GS.TS Nguyễn Thanh Liêm đã phẫu thuật tách 2 bé Thu Cúc - Thúy An, cũng là một cặp song sinh dính nhau phức tạp.

Giờ đây họ đã 17 tuổi, học rất giỏi, cao lớn và xinh xắn. Ký ức về quá khứ dính liền chỉ còn là vết sẹo dài trên bụng, là những tấm ảnh, là câu chuyện với người bác sĩ đáng kính mà mỗi dịp tết đến 2 cô đều hỏi thăm. Còn lại, 2 người đã có 2 cuộc đời, sau một ca mổ.

Những thành tựu y khoa Việt Nam gần đây cho thấy tiềm năng và khả năng của các thầy thuốc Việt.

Trong dịch COVID-19, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã vừa đẩy cáng, vừa ép tim cứu một bệnh nhân đã ngấp nghé cửa tử. Các bác sĩ Việt Nam cũng đã cứu bệnh nhân phi công người Anh trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" vì phổi đông đặc, nguy cơ phải ghép phổi, phải chạy thiết bị thay thế tim phổi nhiều ngày, lọc máu liên tục.

Ở Hà Nội, nữ bệnh nhân COVID-19 số 19 cũng đã phải ép tim liên tục vì ngừng tim trong 45 phút và bệnh nhân cũng đã được cứu sống.

Một nền y khoa chưa phải là tiên tiến, bác sĩ Việt Nam đã ghép tim, phổi, ghép gan, thận, ghép tay, đã đi nhiều nước trên thế giới để can thiệp tim mạch cho trẻ em, đã nối mạch não để cứu những người đột quỵ với thời gian vượt trội so với mức trung bình của thế giới…

Và trong vụ dịch COVID-19, các y bác sĩ đã điều trị không để có ca tử vong nào, kể cả những bệnh nhân khó nhất, nặng nhất.

Người ta gọi những quyết định cần thực hiện chỉ tính trong vài giây, vài phút để cứu tính mạng con người là "mệnh lệnh sự sống".

Nghề y vinh quang vì các y bác sĩ hằng ngày nhận được những "mệnh lệnh sự sống" như vậy và họ mang những người đang đứng ở bờ vực sống - chết trở về với người thân và gia đình. Ít ai biết được rằng những người làm nghề y rất khó nhọc: họ phải làm theo ca, ngủ đêm ở bệnh viện, không được nghỉ ngay cả những ngày tết.

Nếu cầu mong gì cho y bác sĩ, chúng ta hẳn đều mong họ có thêm điều kiện để làm tốt hơn những "mệnh lệnh sự sống": làm sao bệnh viện bớt quá tải, làm sao có thêm bác sĩ trực phòng khám, có thêm bác sĩ phẫu thuật để mỗi ngày những người lành nghề không phải chạy từ ca mổ này sang ca mổ khác, và khi ấy nụ cười sẽ nhiều hơn ở nơi vốn nhiều đau đớn là bệnh viện.

Mong ngày song Nhi ra viện và 2 bé sẽ lớn, sẽ đến trường, sẽ học giỏi, sẽ hạnh phúc, như những lời cầu nguyện thầm thì từ khi 2 bé chào đời, và nhất là từ khi 2 bé được tách rời ngày 15-7.

Theo Lan Anh (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.