Những cuộc gặp đầy xúc động giữa biển trời bao la

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Một cô sinh viên ôm chầm lấy bố tại cầu cảng ở TT.Trường Sa, rồi bố dắt con gái về đơn vị kể con nghe cuộc sống của những chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió; cô con gái mang hết nỗi niềm nhớ thương kể cho bố về chuyện học của mình và chuyện của gia đình nơi hậu phương…

Trong chuyến hải trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc năm 2023 đến với Trường Sa, chúng tôi được chứng kiến những cuộc gặp đầy cảm xúc giữa biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Chuyến thăm bố đặc biệt

Trong chuyến hải trình, khi tàu đến TT.Trường Sa, vừa bước xuống cầu cảng, chúng tôi đã nhìn thấy hình dáng của người sĩ quan hải quân ôm bó hoa dõi mắt về phía mạn tàu. Đó là đại úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Ðức Anh. Hôm ấy là một ngày rất đặc biệt với người sĩ quan đã 27 năm phục vụ trong quân ngũ, khi ông được đón con gái của mình ra thăm theo chuyến hải trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc.

Cuộc gặp đầy xúc động của Linh và bố tại Trường Sa. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Cuộc gặp đầy xúc động của Linh và bố tại Trường Sa. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Gặp được con gái tại Trường Sa, ánh mắt của ông Đức Anh ánh lên niềm hạnh phúc khó tả. Còn con gái ông, Nguyễn Thị Diệu Linh, sinh viên năm nhất Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định, vừa khóc vừa chạy lại ôm lấy bố trong niềm hạnh phúc.

Linh kể từ khi mình 4 tuổi, thì bố đã xa nhà và công tác ở đảo. Mỗi năm bố được về nghỉ phép một lần, nhưng những lần về phép ngắn ngủi không thể nào khỏa lấp hết nỗi niềm nhớ thương của "con gái rượu". Linh luôn ước một lần được ra Trường Sa để thăm bố. Nên khi biết thông tin hằng năm T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên VN đều có chương trình đưa người trẻ tiêu biểu đến với biển, đảo Tổ quốc, Linh đã không ngừng nỗ lực cố gắng và phấn đấu hết mình trong học tập để nuôi hy vọng ra thăm bố.

Suốt buổi trò chuyện, anh Đức Anh luôn nắm chặt lấy tay con gái. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Suốt buổi trò chuyện, anh Đức Anh luôn nắm chặt lấy tay con gái. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Thật may mắn và vinh dự khi Linh là 1 trong 200 đại biểu sinh viên VN tiêu biểu của chuyến hải trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc đến với Trường Sa.

"Khi nhận thông tin được là đại biểu đi Trường Sa chuyến này, em vui và hạnh phúc vô cùng. Người đầu tiên em gọi báo tin mừng là bố. Bố rất vui khi biết em sắp được ra Trường Sa, nhưng bố cũng lo lắng nhiều vì sợ em say sóng do sức khỏe của em yếu. Bố dặn em rất nhiều điều, từ ăn uống đến ngủ nghỉ để chuẩn bị sức khỏe và tinh thần tốt cho chuyến đi", Linh kể.

Ông Đức Anh dẫn con gái đi thăm đơn vị công tác của mình tại Trường Sa. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Ông Đức Anh dẫn con gái đi thăm đơn vị công tác của mình tại Trường Sa. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Gặp nhau tại Trường Sa, dưới tán bàng vuông xanh mát, hai bố con ngồi kể cho nhau chuyện công tác của bố, chuyện hậu phương vững chắc ở nhà… Suốt buổi trò chuyện, tay của ông Đức Anh vẫn nắm chặt tay con gái. Với ông, không gì hạnh phúc và tự hào bằng khi con gái được là một trong những sinh viên tiêu biểu cả nước ra thăm đơn vị mình đang công tác, nơi cách đất liền hàng trăm hải lý.

Linh mang tặng bố chiếc áo mà bố thích. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Linh mang tặng bố chiếc áo mà bố thích. Ảnh: NỮ VƯƠNG

"Đến nằm mơ tôi cũng không dám mơ rằng con gái sẽ được ra thăm mình. Nghe tin con ra đây mà tôi mừng đến mất ngủ. Đây là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu rất nhiều của con để trở thành đại biểu sinh viên tiêu biểu. Với một người làm cha, tôi rất vinh dự và tự hào, cũng là nguồn động lực tinh thần lớn lao nhất trong cuộc đời sự nghiệp để tôi tiếp tục phấn đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ", ông Đức Anh nói.

Có bố là một sĩ quan hải quân, tình yêu biển, đảo Tổ quốc trong Linh luôn được bồi đắp mỗi ngày. Linh chọn học về lĩnh vực y dược để nuôi ước mơ sau này được làm ở Bệnh viện Quân y khám chữa bệnh cho mọi người, đặc biệt là những quân nhân như bố.

Tận mắt thấy nghiên cứu của mẹ tại Trường Sa

Cũng là đại biểu tham gia hành trình, anh Nguyễn Ngọc Quang, Ủy viên BCH Hội Sinh viên VN tại Hàn Quốc, rất tự hào và xúc động khi được tận mắt thấy công trình khoa học của mẹ tại đảo Đá Tây A.

Anh Nguyễn Ngọc Quang và công trình nghiên cứu của mẹ tại đảo Đá Tây A, trong đó có sự góp sức của anh. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Anh Nguyễn Ngọc Quang và công trình nghiên cứu của mẹ tại đảo Đá Tây A, trong đó có sự góp sức của anh. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Cách đây 3 năm, mẹ của Quang, cũng là nhà khoa học công tác tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, thuộc Bộ Quốc phòng, trong chuyến thăm Trường Sa đã mang ra công trình "Thử nghiệm thực tế hệ thống nhà vệ sinh năng lượng mặt trời sử dụng nước biển tại quần đảo Trường Sa". Và Đá Tây A là điểm đảo đầu tiên mà hệ thống thử nghiệm thực tế. Sau khi nghiệm thu thành công thì mẹ cũng như đơn vị chưa có cơ hội để quay lại đảo Đá Tây A. Mẹ nhờ Quang chụp lại hình ảnh để có thể xem xét bảo trì, duy trì hệ thống này tại đảo.

Trong chuyến hải trình, Quang mang trong mình nhiệm vụ mà mẹ gửi trao, hơn nữa anh cũng đang là nghiên cứu sinh ngành hóa học vật liệu tại Đại học Hanyang (Seoul, Hàn Quốc), cũng có các nghiên cứu trong lĩnh vực này, nên khi đặt chân lên đảo Đá Tây A, ngay lập tức anh tìm đến công trình nhà vệ sinh của mẹ. Anh chụp hình, ghi chép lại những gì quan sát được để phác thảo phương án tiếp tục duy trì hệ thống…

Đối với một du học sinh như Quang, hải trình đến với Trường Sa là chuyến đi ý nghĩa nhất của tuổi trẻ. Ảnh: NỮ VƯƠNG

Đối với một du học sinh như Quang, hải trình đến với Trường Sa là chuyến đi ý nghĩa nhất của tuổi trẻ. Ảnh: NỮ VƯƠNG

"Mình từng đoạt giải nhì cuộc thi "Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo Tổ quốc" năm 2020, với dự án biến nước mặn thành nước ngọt, sử dụng loại vật liệu có thể hấp thụ bốc hơi nước nhờ ánh sáng mặt trời để biến thành loại nước có thể sử dụng cho sinh hoạt, cũng như sử dụng cho chính hệ thống nhà vệ sinh của mẹ. Nên mình kết hợp với mẹ thiết kế những đề án mới, hy vọng sau chuyến đi này sẽ nghiên cứu thêm để tiếp tục phát triển, duy trì hệ thống nhà vệ sinh này trên đảo Đá Tây A", anh Quang xúc động kể.

Theo anh Quang, điểm đặc trưng của hệ thống nhà vệ sinh năng lượng mặt trời tại đảo là có hệ thống bồn chứa thủy lực, hệ thống xử lý nước thải riêng, và 4 nhà vệ sinh tại đây dùng 4 hệ thống pin mặt trời riêng lẻ, nên nếu một cái bị hư thì 3 cái còn lại vẫn có thể sử dụng được. Bên cạnh đó, còn có hệ thống ngắt và duy trì lượng nước tuần hoàn, giải quyết được bài toán về năng lượng nói chung và năng lượng nước, cũng như xử lý nước thải nói riêng.

Là du học sinh về từ Hàn Quốc, lại lần đầu tiên được đến Trường Sa với một mối duyên đặc biệt như thế này, anh Quang không giấu được cảm xúc: "Mình cảm thấy rất tự hào và vinh dự khi nhìn thấy công trình mà mình cùng với mẹ đã góp sức trên đảo Đá Tây A. Đặc biệt, sau nhiều năm hệ thống vẫn được duy trì và sử dụng rất hiệu quả bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, thì đây là một thành công rất lớn".

Nói về những dự định thời gian tới, chàng du học sinh cho biết chuyến hành trình đến với Trường Sa sẽ trở thành động lực để anh tiếp tục cống hiến cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong tương lai, giúp ích cho sự phát triển biển, đảo của Tổ quốc.

"Đây là hành trình rất ý nghĩa với mình. Mình sẽ lan tỏa thêm nữa về hành trình này đến với các du học sinh. Mình rất hy vọng các bạn sinh viên, du học sinh sẽ nỗ lực không ngừng để có cơ hội tham gia những hành trình tiếp theo trong tương lai và đóng góp sức mình trên nhiều lĩnh vực cho hành trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc nói riêng và chủ quyền biển, đảo nói chung", anh Quang bày tỏ.

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/nhung-cuoc-gap-day-xuc-dong-giua-bien-troi-bao-la-185230729122830003.htm

Có thể bạn quan tâm

Đám tang của già làng

Đám tang của già làng

Con trâu không chịu bước đi, dù đám đông đã cố sức kéo căng dây buộc mũi lẫn dùng roi quất đen đét. Bí quá, người làng hò nhau trói trâu lại, treo chân lên hai thanh gỗ lớn rồi khiêng đến nơi làm lễ. Hôm nay, cả làng đâm trâu, làm nghi thức cúng lễ tang cho già làng Alăng Vàng, vị già làng khả kính của tổ Đào (thôn Pho, xã Sông Kôn, Đông Giang).
Mưu sinh dưới tán rừng

Mưu sinh dưới tán rừng

(GLO)- Từ việc đi hái lan rừng, bắt ốc núi đến lấy mật ong hay thu “lộc trời” dưới gốc xoay cổ thụ đã giúp nhiều người dân ở cao nguyên Gia Lai có thêm thu nhập. Cùng với đó, nghề giữ rừng còn giúp cho cuộc sống của họ bớt nhọc nhằn, trở thành “cứu cánh” trong việc cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.
Chuyện tình con nước nổi

Chuyện tình con nước nổi

Nhà có 5 anh em, thì đã có 3 người gặp được “nửa kia” của cuộc đời mình trong những chuyến theo cha đánh bắt cá đồng xa. Tổ ấm của họ đơn sơ trên những “ngôi nhà” là chiếc ghe bầu, rày đây mai đó mưu sinh theo con nước bạc. Con cái họ cũng sinh ra trên ghe. Thứ chạm mặt đầu tiên của những đứa trẻ từ lúc lọt lòng cũng là nước, là cái nắng cháy da, là ngọn gió bấc vùng châu thổ.
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản: Khó khăn trong quản lý, giám sát

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 76 điểm khai thác mỏ khoáng sản nhưng chỉ có 32 mỏ lắp đặt trạm cân, camera giám sát. Tuy nhiên vấn đề giám sát, quản lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định về kết nối, đội ngũ cán bộ quản lý ít, nhiều điểm mỏ nằm ở nơi không có điện lưới...
Yêu thương xoa dịu đau thương…

Yêu thương xoa dịu đau thương…

Hơn một năm trước, những mầm xanh phút chốc mất cha mẹ do đại dịch COVID-19 từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về Đà Nẵng. Câu hỏi đặt ra lúc ấy, rằng các em sẽ sống và hòa nhập ra sao ở vùng đất mới, với những con người lạ lẫm khi vết thương còn buốt nhói?
Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Hiện nhiều mỏ khoáng sản được cấp phép cho các tổ chức, cá nhân ở một số tỉnh khai thác nhưng chưa lắp đặt camera, trạm cân đúng theo quy định. Có mỏ dù có camera, trạm cân nhưng không truyền dữ liệu về cơ quan quản lý hoặc xe chở khoáng sản né camera, trạm cân…
Một chuyện tình yêu

Một chuyện tình yêu

Trong 5 năm qua, thỉnh thoảng tôi lại nhớ tới chú Jose Alberty, một người Cuba tôi chỉ mới thấy qua ảnh. Và nhớ tới chú, tôi lại nhớ câu hát: “Chừng nào còn mang hơi thở, chắc tôi vẫn còn nhớ người”. May mắn thay, năm nay, tôi đã được gặp chú ở Thủ đô Cuba.
Pơ thi của người Jrai ở Krông Pa

Pơ thi của người Jrai ở Krông Pa

(GLO)- Cả một vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên dài dằng dặc, nghiêng nghiêng dáng núi, xanh miên man rừng đại ngàn. Đó là nơi cư trú của gần 30 tộc người tại chỗ, với những cung bậc văn hóa tương đồng và khác biệt đầy bí ẩn. Một trong những nét văn hóa độc đáo và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học mong muốn được tìm hiểu, đó là phong tục bỏ mả (pơ thi). Với bất cứ tộc người nào ở Tây Nguyên, pơ thi cũng là một ngày hội vui. Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự một ngày vui như vậy ở Krông Pa.
Bên kia sông là A Rooih...

Bên kia sông là A Rooih...

Điều chắc chắn, là tôi nhớ khoảnh khắc những chiều đó, đường Hồ Chí Minh đoạn tại Zà Hung, mặt trời từ vàng lặng lẽ chuyển sang đỏ, rồi vụt sáng lên một chút trước khi chìm xuống mặt sông A Vương, trả lại màu xanh mờ khói cho cây rừng. Và lúc ấy, bao giờ cũng vậy, là những đoàn người lúc thúc đâu đó hiện ra ở cầu treo qua sông A Vương.
Biển đảo Tây Nam: Lên đảo 'Hải Tặc'

Biển đảo Tây Nam: Lên đảo 'Hải Tặc'

Hòn Đốc (thuộc xã đảo Tiên Hải, TP.Hà Tiên, Kiên Giang) có diện tích khoảng 11 km2 và cách đất liền khoảng 20 km. Nhìn trên bản đồ, phía đông của đảo giáp TP.Hà Tiên, phía tây giáp đảo Phú Quốc; phía bắc giáp tỉnh Kampot (Campuchia).
Đi qua những mùa lũ

Đi qua những mùa lũ

Không sinh ra ở vùng 'rốn lũ' nhưng hầu như năm nào tôi cũng chứng kiến những trận 'hồng thủy' mà người dân Hà Tĩnh gánh chịu. Sau mỗi trận lũ, những câu chuyện đau thương, người chồng mất vợ, mẹ mất con, những đứa trẻ mồ côi trong ngôi nhà trống trải… được chúng tôi nhắc đến.
Chuyện làm sạch địa bàn của Công an xã vùng biên

Chuyện làm sạch địa bàn của Công an xã vùng biên

Xã Thống Nhất - huyện Hạ Lang, Cao Bằng từng là điểm nóng về ma túy. Tuy nhiên đó là chuyện cũ, bởi bây giờ nơi đây trở thành điểm sáng trong việc xóa bỏ tụ điểm sử dụng ma túy trái phép. Có được kết quả này là sự vào cuộc của chính quyền và lực lượng Công an trong việc đấu tranh loại bỏ các tệ nạn xã hội và đảm bảo ANTT khu vực biên giới.
Sài Gòn - Cái gì cũng bán

Sài Gòn - Cái gì cũng bán

'Chẳng nơi nào như ở TPHCM, cái gì bán cũng có ngay người mua' - Cô Kim nhà trong cư xá ở quận 10 nói khi bán đi đống đồ cũ. Cô vừa báo tin sẽ bán một ít đồ không còn sử dụng thì xe ba gác, xe đạp, rồi cả xe ô tô cũng kéo tới trước nhà…