Những công trình được phép xây dựng trên đất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người dân cần nắm rõ các công trình được phép xây dựng trên đất nông nghiệp để biết cách sử dụng đất đúng mục đích, tránh vi phạm không đáng có. 
Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng cây hàng năm khác, trồng cây lâu năm, trồng rừng… 
Tại Việt Nam, đất nông nghiệp chiếm một phần diện tích lớn trong tài nguyên đất đai của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển kinh tế đất nước.

Đất nông nghiệp chiếm một phần diện tích lớn trong tài nguyên đất đai của cả nước. Ảnh minh họa: Phan Anh
Đất nông nghiệp chiếm một phần diện tích lớn trong tài nguyên đất đai của cả nước. Ảnh minh họa: Phan Anh
Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thủy sản.
- Đất làm muối. 
- Đất nông nghiệp khác.
Trong đó, đất nông nghiệp khác được sử dụng để xây dựng một số loại công trình như sau:
+ Các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
+ Nhà kính phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
+ Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
Như vậy, trong nhóm đất nông nghiệp sẽ có đất nông nghiệp khác được sử dụng để xây dựng một số loại công trình và công trình này phải được sử dụng vào mục đích nông nghiệp như chuồng trại, nhà kho, nhà kính… theo quy định của pháp luật đất đai. Nếu xây các công trình không đúng quy định sẽ bị coi là xây dựng trái phép và sẽ bị xử phạt. 
Theo Kim Nhung (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null