Những cái 'nhất' đáng buồn của mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thiếu giáo viên nhất, giáo viên bỏ việc nhiều nhất, lương giáo viên thấp nhất, thiếu nhiều trường lớp nhất… là những cái "nhất" rất đáng buồn của giáo dục mầm non hiện nay.

Thông tin được Bộ GD-ĐT nêu ra trong hội nghị bàn giải pháp khắc phục những "điểm nghẽn" của giáo dục mầm non hiện nay, cho thấy gần 300.000 trẻ em mẫu giáo 3 - 4 tuổi chưa được đến trường; thiếu khoảng 50.000 giáo viên (GV) mầm non; nghề GV mầm non ngày càng giảm sức hút do áp lực cao, lương thấp nhất… Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng từng nhắc đến những bất cập đáng buồn của bậc học này trong hệ thống giáo dục quốc dân. Khi nói về tình trạng thiếu GV nói chung thì mầm non là bậc học thiếu nhiều nhất. Khi bàn về làn sóng GV nghỉ việc, chuyển việc tăng bất thường thì GV mầm non cũng chiếm con số cao nhất; về tình trạng trường lớp học tạm, thiếu chỗ học so với nhu cầu… thì mầm non cũng đứng đầu.

Chưa kể, mầm non còn là bậc học được đổi mới muộn nhất trong công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Đến thời điểm này, khi các cấp học đã đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp gần hết một chu trình thì việc đổi mới chương trình giáo dục mầm non mới bắt đầu được bàn đến. Trong khi lẽ ra đổi mới đầu tiên phải dành cho bậc học đầu đời, nền tảng, là mầm non.

Thiếu GV, thiếu trường lớp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội tiếp cận giáo dục mầm non của trẻ. Hiện nay, việc phổ cập giáo dục mầm non mới chỉ thực hiện với trẻ 5 tuổi nên trẻ từ 4 tuổi trở xuống có được đến trường hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sự quan tâm đầu tư xây trường ở từng địa bàn, từng địa phương. Ngay tại Hà Nội, mỗi mùa tuyển sinh lại có những chuyện "cười ra nước mắt" trong trường mầm non. Ở những địa bàn thiếu trường lớp, dù đúng tuyến nhưng phụ huynh vẫn phải bốc thăm để tìm cơ hội gửi con vào trường.

Việc con có được đi học hay không phụ thuộc hoàn toàn vào may rủi của lá thăm mà cha mẹ chúng bắt được… Không gửi được con vào trường công lập, phụ huynh đành "liều" gửi con vào các nhóm trẻ gia đình. Những vụ việc trẻ mầm non bị bạo hành liên tiếp xảy ra, khi báo chí lên tiếng, chính quyền địa phương vào cuộc, mới phát hiện đó là các cơ sở mầm non chưa được cấp phép, người trông giữ trẻ chưa được đào tạo…

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn từng phát biểu: "Đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ mầm non, đổi mới và gia tăng chất lượng giáo dục mầm non vừa là vấn đề thuộc về khoa học, vừa thuộc về nhận thức, tình cảm lương tri: dành những gì tốt nhất cho trẻ em".

Thời điểm này mới bàn đến đổi mới chương trình giáo dục, phổ cập mầm non đã là muộn nhất so với các cấp học khác. Dù đổi mới, ưu tiên không phải "bắt đầu từ mầm non" như Bộ trưởng GD-ĐT đã nêu, vẫn hy vọng khi thực sự được quan tâm và đầu tư, bậc học này sẽ không còn những cái "nhất" đáng buồn như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.