Emagazine

E-magazine Những bước tiến đáng tự hào sau 49 năm giải phóng



Những ngày cuối tháng 4, trên mảnh vườn nhỏ của gia đình, ông Hồ Văn Rê (76 tuổi, thôn 6, xã Trà Đa, TP. Pleiku) đang chăm chút cho những trụ hồ tiêu vừa thu hoạch. Xung quanh là vài loại cây ăn quả được ông trồng xen để phục vụ nhu cầu của gia đình.



Gia đình ông Rê là một trong những hộ dân có mặt đầu tiên ở vùng đất Trà Đa theo chủ trương giãn dân vùng nội thị Pleiku sau ngày giải phóng. Thời điểm đó, hưởng ứng chiến dịch “100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất” do tỉnh phát động, thị xã Pleiku đề ra mục tiêu chuyển 25 ngàn dân nội thị ra vùng ven sản xuất nông nghiệp, hình thành những điểm dân cư mới; đồng thời, khai hoang trên 2 ngàn ha đất ruộng, nâng diện tích canh tác lên 6 ngàn ha. Nhiều hộ dân của thị xã lúc bấy giờ đã tiên phong đi xây dựng kinh tế mới tại khu vực Trà Đa, Ia Lu, Hà Tam, Hà Lòng, Lò Than, Vườn Mít, xã Gào…

“Gia đình tôi ở khối phố 55 thị xã Pleiku, tức tổ 8 của phường Hoa Lư hiện nay. Thực hiện lời kêu gọi của Ban Quân quản, vợ chồng tôi đưa 2 con ra địa phận thôn 3, xã Trà Đa để bắt đầu cuộc sống mới. Mỗi gia đình được Nhà nước cấp 30 m ngang đất mặt đường, còn chiều sâu không giới hạn. Sau khi làm nhà tạm để ở, chúng tôi bắt tay vào khai hoang. Thời điểm ấy, mọi người chủ yếu tập trung trồng lúa rẫy, khoai lang… để xóa đói sau chiến tranh”-ông Rê nhắc nhớ.


Từ cây nông nghiệp ngắn ngày, những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều người dân Trà Đa, trong đó có gia đình ông Rê, dần chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê; một số thì trồng rau xanh để cung ứng cho thị trường, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Cuộc sống nơi vùng kinh tế mới đã có nhiều khởi sắc.

Tương tự, 49 năm sau ngày giải phóng, xã Chư Krêy (huyện Kông Chro) cũng khoác lên mình tấm áo mới nhuộm màu no ấm. Đây là mảnh đất kiên trung trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, từng là vùng căn cứ địa cách mạng vững chắc thuộc khu 7, nuôi giấu và chở che nhiều cán bộ trước sự truy lùng ráo riết của kẻ thù.

Trong tâm thế hân hoan của những ngày tháng 4 lịch sử, già Đinh Hnhơch-nguyên Bí thư Đảng ủy xã Chư Krêy, người du kích của xã A3 anh hùng năm xưa-không khỏi bồi hồi khi nhớ lại những tháng ngày bản thân và dân làng tham gia cách mạng, quyết tâm diệt Mỹ. Ông khẳng định chắc nịch:



Điều ấy đã giúp Chư Krêy trở thành xã đầu tiên của huyện Kông Chro được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1976.

Là vùng căn cứ cách mạng, chịu nhiều đau thương bởi chiến tranh tàn phá nên mãi một thời gian dài sau ngày giải phóng, Chư Krêy mới bắt đầu đi vào ổn định. Người dân tập trung phát triển kinh tế, đặc biệt là đã biết chuyển dần từ làm lúa rẫy sang trồng lúa nước 2 vụ. Song song với đó, cơ sở hạ tầng của xã từng bước được đầu tư xây dựng. Đặc biệt, việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần không nhỏ vào sự khởi sắc của căn cứ địa cách mạng này. “Dẫu cái nghèo vẫn còn hiện hữu ở một số nếp nhà nhưng cái đói không còn nữa. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con dần được nâng cao. Mình vẫn luôn nhắc nhở lũ trẻ trong làng phải biết quý trọng cuộc sống hòa bình, phải cố gắng học cái chữ, nỗ lực làm ăn để ổn định kinh tế và chung tay bảo vệ, xây dựng quê hương ngày càng phát triển”-già Hnhơch khẳng khái nói.



49 năm sau ngày thống nhất đất nước cũng là chừng ấy thời gian Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai cùng chung sức, đồng lòng xây dựng, kiến thiết quê hương. Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh (1945-2005), thời điểm sau giải phóng, tỉnh phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Cán bộ thiếu và yếu về năng lực, trình độ để xây dựng tỉnh nhà trong giai đoạn mới; hậu quả chiến tranh và chế độ cũ để lại khá nặng nề; nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu… Thế nhưng, Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực vươn lên, đạt được những thành tựu quan trọng trên các mặt: khôi phục sản xuất, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội; ổn định đời sống người dân trong vùng mới giải phóng cũng như vùng căn cứ kháng chiến cũ; trấn áp kịp thời bọn phản động FULRO và các tổ chức đảng phái phản động khác, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nói về thành tựu này, ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy-từng khẳng định:



Những năm 1986-1991, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới toàn diện do Đảng đề ra, tỉnh đã thành công chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, từ một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm kinh tế thấp, hiện nay, Gia Lai đã trở thành nơi giao lưu văn hóa và là vùng kinh tế động lực trong khu vực Tây Nguyên cũng như Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.


Xác định năm 2024 là năm then chốt thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ, chính quyền cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức thi đua để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; đồng thời, từng bước khơi thông nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng sản phẩm GRDP trong quý I-2024 trên địa bàn tỉnh đạt 2,58%; trong đó, khu vực nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,83%; khu vực dịch vụ tăng 2,58%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 6,5%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 8.093 tỷ đồng (tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 35.384 tỷ đồng (tăng 23,31%). Kim ngạch xuất khẩu đạt 306 triệu USD (tăng 16,35%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 5.138 tỷ đồng (tăng 3,72%). Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 34,7% dự toán Trung ương giao và 33,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023.


Đến nay, toàn tỉnh có 3/17 đơn vị cấp huyện (TP. Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa) được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 91 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 141 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 116 thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số); bình quân đạt 14,68 tiêu chí/xã.

Cùng với kinh tế, các lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện cả về quy mô và chất lượng; tỷ lệ huy động học sinh đến lớp, học sinh khá, giỏi và tốt nghiệp phổ thông tăng đều qua các năm. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển; trang-thiết bị khám-chữa bệnh ở các tuyến được quan tâm đầu tư.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc gắn với phát triển du lịch địa phương được quan tâm. Trong quý I-2024, hoạt động kinh doanh du lịch tăng trưởng khá cao với 470.000 lượt khách tham quan (tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023); doanh thu ước đạt 230 tỷ đồng (tăng 21%). An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; công tác cải cách hành chính có chuyển biến tích cực.


Song song với đó, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị luôn được quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng. Các thôn, làng, tổ dân phố đều có đảng viên và chi bộ. Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội có nhiều đổi mới, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo niềm tin vững chắc của Nhân dân với Đảng, Nhà nước…

*

49 năm qua, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai vẫn tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang để tạo nên những bước tiến vững chắc trong thời kỳ mới. Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề để tỉnh tiếp tục phát triển hơn nữa, phấn đấu trở thành vùng động lực khu vực Tây Nguyên vào năm 2030.


Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Krông Năng

E-magazineBên dòng Krông Năng

(GLO)- Dòng Krông Năng với màu nước xanh như ngọc làm dịu hẳn cái nắng nóng của những ngày tháng tư ở vùng “chảo lửa” Krông Pa. Từng đàn bò thong dong qua cây cầu nối đôi bờ sông xanh như chỉ dấu bắt đầu một ngày mới.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?