Emagazine

E-magazine “Những bông hoa tháng 10”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước thềm Trung thu năm nay, chị Lê Thị Bích Liễu-Chủ Shop Baby Love (đường Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku) nhờ chúng tôi kết nối để trao 100 phần quà cho trẻ em ở nơi nào còn thực sự khó khăn. Liễu chia sẻ, giá trị quà tặng không lớn, nhưng đó là tấm lòng của chị muốn san sẻ cho những người thực sự cần. Dù bị khuyết tật vận động do sốt bại liệt từ nhỏ, di chuyển khó khăn nhưng sau đó, chị đã lặn lội đến 2 làng Hlang, Bok Grek (xã Hnol, huyện Đak Đoa) để tận tay trao quà và tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Sau chuyến đi đó, qua sự kết nối của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Đoa, chị Liễu đã nhận đỡ đầu em Nhom-học sinh lớp 7, Trường THCS Anh Hùng Wừu (xã Đak Sơ Mei). Nhom là con út trong gia đình Bahnar có 3 chị em. Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ cũng mới qua đời được 1 năm do bệnh nặng nhưng cả 3 chị em đều là những tấm gương sáng trong hành trình vượt lên số phận. Chị gái Nhom đang học năm thứ 2 Đại học Duy Tân (TP. Hồ Chí Minh) và giành học bổng qua các năm học. Còn Nhom và 1 chị gái học lớp 8 cũng có nhiều thành tích trong học tập.

Chị Lưu Quỳnh Giang-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Đoa-cho biết: “Trong lần gặp đầu tiên, tôi rất bất ngờ khi thấy chị Liễu di chuyển trên đôi nạng nhưng vẫn đến tận nơi để trao quà cho các cháu thiếu nhi. Cách chị giao lưu với các bé rất giàu tình cảm, thấy được sự đồng cảm rất lớn của chị với những hoàn cảnh khó khăn. Tiếp xúc với chị trong các hoạt động thiện nguyện, đồng hành với trẻ em nghèo, tôi thấy chị rất nhiệt tình, luôn toát lên năng lượng tích cực. Qua trò chuyện, tôi biết chị cũng còn nhiều nỗi lo toan cho gia đình nhưng sẵn lòng cho đi trong khả năng, điều kiện của mình. Đó là một điều rất đáng trân quý”.

Buôn làng Tây Nguyên từ xưa đến nay luôn mang tính cộng đồng cao, nhưng tập hợp nhau lại để làm kinh tế thì chưa nhiều. Vậy mà H’Uyên Niê làm được điều đó trong làng của mình. Mô hình du lịch mà H’Uyên Niê đang triển khai có thể nói là kiểu mẫu của loại hình du lịch cộng đồng hiện nay, đó là dùng chính văn hóa bản địa để khai thác ở khía cạnh kinh tế và bảo tồn bền vững di sản. Mô hình này vẫn rất cần sự quan tâm đầu tư, nhưng nhiều ý tưởng của H’Uyên Niê rất hay. Ví dụ như H’Uyên Niê muốn làm một mô hình nhà mồ cách nhà mồ chính của làng một đoạn. Mô hình bên này để giải trí, uống cà phê, thưởng thức ẩm thực bản địa và nhìn ngắm về bên kia là khu nhà mồ tuyệt đẹp của người Jrai ở đây”.

Không chỉ là Phó Chủ tịch Hội LHPN xã, chị H’Uyên Niê hiện là Chủ nhiệm “Tổ liên kết đan lát, dệt thổ cẩm” gắn với du lịch cộng đồng xã Ia Mơ Nông. Đây cũng là mô hình giúp chị “thắng lớn” trong các cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp. Mới đây nhất, dự án của tổ xuất sắc giành giải đặc biệt cuộc thi cấp tỉnh và giải khuyến khích toàn quốc cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp-Phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023. Cũng như bao phụ nữ trẻ còn nhiều nỗi lo toan trong gia đình, H’Uyên Niê phải hy sinh thời gian dành cho mái ấm của mình để tham gia công tác xã hội. Chồng chị hiện là Trạm trưởng Trạm Y tế xã, công việc của cả 2 luôn bận rộn. Vì vậy, từ khi sinh con nhỏ là bé Siu Niê Sa Ni và Sa Mi, chị càng thêm bận rộn. Bé Sa Mi từ khi 2 tháng tuổi đã lớn lên trên lưng mẹ, cùng mẹ đi khắp nơi, tham gia nhiều hoạt động, sự kiện, lớp tập huấn. Hình ảnh đó cũng để lại ấn tượng không nhỏ với mọi người.

Mới đây nhất, khi tham gia lớp tập huấn thí điểm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã về phát triển kinh tế dựa vào nội lực cộng đồng tại Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (TP. Hồ Chí Minh), tôi là người mẹ duy nhất mang theo con nhỏ 2 tuổi. Ngày nào các thầy cô, học viên trong lớp cũng mua bánh kẹo, gấu bông lên cho “học viên nhí” của lớp. Khóa học này cũng cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích để trở về tiếp tục triển khai mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương”.

Chị Đinh Thị Ngoel (người Bahnar) là 1 trong 6 chủ tịch Hội LHPN cơ sở giỏi của tỉnh Gia Lai được Trung ương Hội LHPN Việt Nam biểu dương toàn quốc trong chương trình “Những bông hoa tháng 10”. Là Chủ tịch Hội LHPN xã Kông Yang (huyện Kông Chro), chị Ngoel có nhiều đổi mới trong triển khai các hoạt động, nhất là duy trì hiệu quả mô hình “Hũ gạo tình thương”, hoạt động tiết kiệm tại chi hội. Hiện các chi hội tiết kiệm được 72 triệu đồng, dùng quay vòng hỗ trợ chị em khó khăn vay để làm ăn hoặc khi gia đình khó khăn, hoạn nạn. Tỷ lệ thu hút, tập hợp hội viên tại xã đạt 82%. Bà Đinh Thị Toại-Chủ tịch Hội LHPN huyện Kông Chro-cho biết: Xã Kông Yang có tỷ lệ thu hút, tập hợp hội viên cao nhất trong toàn huyện. Các hoạt động do chị Ngoel triển khai tại xã được đánh giá mang màu sắc riêng. “Cũng là hoạt động làm hàng rào xanh, con đường hoa được chúng tôi chỉ đạo triển khai tại 14 xã, thị trấn, nhưng riêng các làng Bahnar ở xã Kông Yang làm quy củ, ngăn nắp, sạch đẹp, tạo một diện mạo khác hẳn cho nông thôn mới. Không chỉ vậy, hoạt động nào do chị Ngoel triển khai ở xã cũng đều có hiệu quả rõ rệt. Đó là nhờ sự năng nổ, nhiệt tình và tinh thần ham học hỏi của chị”-Chủ tịch Hội LHPN huyện Kông Chro đánh giá.

Còn chị Ngoel cho hay, người Bahnar thường nói ít làm nhiều. Bản thân chị khi làm cán bộ Hội cũng như vậy. “Tôi luôn xác định làm công tác Hội phải tâm huyết, nhiệt tình, nêu gương thì chị em trong xã mới hưởng ứng tham gia, đồng lòng trong các hoạt động, mới mang lại kết quả thực sự. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tôi cố gắng tạo ra nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo, triển khai hoạt động trọng tâm, các khâu đột phá nhằm thu hút chị em. Người Bahnar còn có tính cộng đồng rất cao. Vì vậy, nếu tập hợp được hội viên và phát huy được sức mạnh tập thể của phụ nữ thì không có việc gì khó”-chị Ngoel chia sẻ.

Một “bông hoa tháng 10” cũng được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tuyên dương dịp này là chị Kpă H’Yư-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Broăi, huyện Ia Pa. Nữ cán bộ Hội người Jrai thế hệ 9X này luôn mang đến một nguồn năng lượng tươi mới trong cuộc sống lẫn công việc.

Bà Huỳnh Thị Ngọc Lan-Chủ tịch Hội LHPN huyện Ia Pa-cho biết: Chị Kpă H’Yư là cán bộ Hội trẻ về cả tuổi đời lẫn tuổi công tác. Nhưng sức trẻ và sự năng động của chị đã lan tỏa mạnh mẽ vào hoạt động Hội. “Mặc dù giữ cương vị Chủ tịch Hội LHPN xã mới 2 năm nhưng chị H’Yư thể hiện rõ năng lực, minh chứng bằng những kết quả, thành tích trong việc lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đó là việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị được chọn làm điểm Dự án 8 của Trung ương Hội tại Gia Lai; có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; là cán bộ dân vận khéo tại địa phương và có uy tín cao trong hội viên và Nhân dân”-bà Lan đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.