Những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nấu ăn là công việc không hề đơn giản với nhiều người, nhất là trong điều kiện chông chênh giữa bốn bề sóng vỗ. Thế nhưng, những “anh nuôi” trên tàu Trường Sa 21 vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn, đều đặn cung cấp cho đoàn công tác những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng trong suốt hải trình dài.

Chông chênh bếp ăn giữa biển

Trong hải trình dài ngày trên tàu Trường Sa 21 (Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, chúng tôi đã phần nào chứng kiến sự vất vả của những “anh nuôi” trên tàu. Mùa biển động, con tàu Trường Sa 21 với trọng tải trên 2 ngàn tấn trở nên nhỏ bé giữa biển khơi mênh mông.

Trong 2 ngày đầu tiên, hầu hết thành viên của đoàn công tác luôn trong tình trạng say sóng. Thế nhưng, đều đặn mỗi ngày 3 bữa, thậm chí 4 bữa, các “anh nuôi” vẫn thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị những bữa ăn tươm tất, đầy đủ dinh dưỡng.

Mới 4 giờ sáng, khi mọi người còn đang say giấc thì khu vực bếp ăn trên tàu đã sáng đèn. Ngày làm việc của các “anh nuôi” bắt đầu. Mỗi người một việc, nhanh tay chuẩn bị nguyên liệu chế biến thức ăn. Trong không gian bếp chật hẹp, đôi lúc tiếng xoong nồi, bát đĩa va vào nhau leng keng do gặp phải sóng to, gió lớn. Thế nhưng, đến giờ ăn thì tất cả đều đã sẵn sàng, tinh tươm, sạch sẽ.

Với Hạ sĩ Phạm Hồng Sơn, dù đây chỉ mới là chuyến công tác đầu tiên và được tham gia vào tổ phục vụ trên tàu nhưng không vì thế mà anh xa lạ với công việc bếp núc.

Hạ sĩ Sơn cho biết: “Việc nấu ăn trên tàu trong điều kiện sóng gió, tàu chông chênh, nhất là những lúc sóng lớn rất khó khăn, vất vả. Bên cạnh phải đảm bảo thức ăn không bị đổ khi gặp sóng lớn thì các thành viên trong tổ cũng phải đối mặt với nguy hiểm trong không gian bếp chật hẹp, có thể bị bỏng bất cứ lúc nào. Nhưng việc đảm bảo cơm chín, nước sôi cũng như cung cấp cho mọi người những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là niềm vui lớn nhất của anh em trong tổ phục vụ”.

ha-si-pham-hong-son-dang-thai-kho-qua-chuan-bi-cho-bua-an-toi-cua-doan.jpg
Hạ sĩ Phạm Hồng Sơn đang thái khổ qua chuẩn bị cho bữa ăn tối của đoàn công tác. Ảnh: Q.T

Với thâm niên công tác trong lực lượng hơn 20 năm, Thiếu tá chuyên nghiệp Lê Đăng Huy-Bếp trưởng Tổ phục vụ tàu Trường Sa 21-chia sẻ: Cuối năm, trên biển thường xuyên xuất hiện bão khiến sóng to, gió lớn. Việc nấu ăn trên tàu trong điều kiện tàu rung lắc mạnh là trở ngại lớn nhất. Chúng tôi vừa phải hoàn thành nhiệm vụ cung cấp cho đoàn công tác những bữa cơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng, vừa phải đảm bảo an toàn vì nước sôi, dầu nóng có thể đổ ra bất cứ lúc nào khi gặp sóng lớn.

Thiếu tá Huy kể: “Trong hơn 20 năm công tác, bản thân tôi không nhớ đã tham gia bao nhiêu chuyến công tác trên biển và phải đối mặt với bao nhiêu trận bão. Nhưng việc nấu ăn trong điều kiện sóng cao trên 6-7 m là chuyện thường tình. Cá biệt, có chuyến gặp bão mạnh, sóng cao gần chục mét, tàu chao đảo dữ dội khiến nồi thức ăn đang sôi trên bếp lật nhào. Các vật dụng trong bếp như chén đĩa, xoong nồi… rơi loảng xoảng. Thậm chí có anh em bị thức ăn nóng rơi dính vào người gây bỏng, cũng có người bị sóng “vật” phải về khoang để nghỉ ngơi lấy sức.

Dù khó khăn, vất vả là thế nhưng tất cả anh em trong tổ đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công của các chuyến công tác trên biển”.

mot-bua-an-tuom-tat-dam-bao-ve-sinh-va-dinh-duong-cho-doan-cong-tac.jpg
Thiếu tá Lê Đăng Huy (bìa phải)-Bếp trưởng Tổ phục vụ tàu Trường Sa 21 và Hạ sĩ Phạm Hồng Sơn chuẩn bị bữa cơm tối. Ảnh: Q.T

Tất cả vì sức khỏe của đoàn công tác

Dù tổ bếp chỉ có 4 thành viên nhưng phải đảm bảo phục vụ bữa ăn cho gần 50 người của đoàn công tác trên tàu Trường Sa 21. Tuy khối lượng công việc lớn nhưng ai cũng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo tất cả thành viên của đoàn có những bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng và sức khỏe.

Theo Thiếu tá Huy, mỗi chuyến đi biển kéo dài từ nửa tháng đến vài tháng. Vì vậy, trước khi ra khơi, anh em tổ bếp phải tính toán thực đơn kỹ lưỡng để chuẩn bị nguyên liệu, thực phẩm đầy đủ. Mục tiêu đặt ra là thực đơn tất cả bữa ăn phải được chế biến đa dạng với đầy đủ rau xanh, thịt, cá... để mọi người không bị ngán.

“Do điều kiện xa đất liền, chúng tôi phải tính toán hợp lý thực đơn, sao cho vừa phục vụ đủ cho đoàn công tác, vừa đảm bảo tiết kiệm. Bởi để có được những giọt nước ngọt, những bữa cơm có rau tươi, đầy đủ thịt, cá giữa biển khơi không phải là điều dễ dàng.

Do đó, anh em phân chia mỗi người một việc, phụ trách một công đoạn và phối hợp nhịp nhàng để đoàn công tác luôn có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, góp phần đảm bảo sức khỏe cho từng thành viên đến khi kết thúc chuyến hải trình”-Thiếu tá Huy thông tin.

moi-bua-an-duoc-to-phuc-vu-kha-chu-dao-dam-bao-day-du-rau-tuoi-thit-ca.jpg
Mỗi bữa ăn được tổ phục vụ khá chu đáo, đảm bảo đầy đủ rau tươi, thịt, cá... Ảnh: Q.T

Trong điều kiện sóng to, gió lớn, nhiều thành viên bị say sóng không ăn được cơm, thậm chí bỏ bữa thì sự quan tâm của tổ phục vụ như tiếp thêm động lực để họ vượt qua chính mình. Ông Nguyễn Văn Tình-Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết: Chuyến thăm, chúc Tết các nhà giàn DK1 và các lực lượng làm nhiệm vụ ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc là một trải nghiệm khó quên đối với ông. Đây là lần đầu tiên ông được đặt chân đến các nhà giàn DK1 và cũng là chuyến đi biển dài ngày nhất từ trước đến nay.

“Do tuổi đã cao nên sức khỏe không đảm bảo, nhất là những ngày sóng to, gió lớn, tôi hầu như không thể ngồi để đến phòng ăn dùng bữa. Những lúc như vậy, các thành viên trong tổ phục vụ thay nhau đến hỏi thăm, động viên, rồi đưa cơm nắm, muối đậu hay cháo, lương khô đến tận phòng phục vụ. Chính nhờ sự quan tâm, động viên kịp thời nên sức khỏe tôi ổn định hơn và có trải nghiệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình nơi đầu sóng, ngọn gió”-ông Tình cảm động nói.

Còn anh Lê Minh Tuấn-Phóng viên Đài Phát thanh-Truyền hình Lai Châu thì bày tỏ: “Tôi rất khâm phục các anh. Dù tàu lúc nào cũng dập dềnh, chao đảo nhưng đoàn vẫn có những bữa ăn ngon. Đặc biệt, không chỉ chuẩn bị tươm tất từng bữa ăn cho đoàn mà các anh còn phục vụ tận tình, chu đáo đến từng phòng cho từng người bị sóng “vật” mà không ai than vãn điều gì”.

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.