Nhóm du khách dũng cảm cứu hai bé trai đuối nước ở Thác Mây

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thấy hai bé trai chới với giữa dòng nước, ba người đã nhảy xuống đưa lên bờ an toàn. Một người cũng bị kiệt sức nhưng được hai người còn lại hỗ trợ.

Mạng xã hội chia sẻ câu chuyện nhóm du khách khi đang vui chơi tại Thác Mây (H.Thạch Thành, Thanh Hóa) thấy hai bé trai (khoảng lớp 5) cố ngoi lên mặt nước nhưng không được, rơi vào trạng thái vùng vẫy.

Không chút do dự, nhóm du khách đã nhảy xuống, hợp sức đưa lên bờ an toàn. Nhiều người bày tỏ cảm kích với hành động của nhóm du khách và chia sẻ nhiệt tình mong muốn lan tỏa đến mọi người.

Nhẹ nhõm vì cứu được người

Nhóm du khách dũng cảm đó là anh Trần Đăng Linh (20 tuổi), anh Vũ Đình Quynh (39 tuổi) và anh Lâm Quang Tập (46 tuổi), cùng ở TP.Hưng Yên. Anh Quynh và anh Tập là bác sĩ Trung tâm Giám định Pháp y và Giám định Y khoa Hưng Yên. Anh Linh là con đồng nghiệp của hai bác sĩ. Họ tham gia một chuyến du lịch vào ngày cuối tuần ở Thác Mây, sau đó di chuyển đến Sầm Sơn (Thanh Hóa). Vụ việc diễn ra vào khoảng 10 giờ ngày 20.7.

Anh Tập (bên trái) và anh Quynh tham gia cứu hai bé trai khi đi du lịch. Ảnh NVCC
Anh Tập (bên trái) và anh Quynh tham gia cứu hai bé trai khi đi du lịch. Ảnh NVCC

Chia sẻ với Thanh Niên, anh Linh cho biết, khu vực mọi người tham quan như lòng chảo, ai nấy đều bơi cẩn thận, không mạo hiểm. Sau khi bơi xong anh lên bờ và thấy hai đứa bé bị mắc kẹt ở giữa, chới với không ngoi lên được mặt nước. Anh và hai bác sĩ nhảy xuống làm giống chiếc cọc để hai bé bám víu vào. Mọi người tách hai bé ra, mỗi người đưa một bé lên bờ. Khoảnh khắc đó diễn ra trong khoảng 3 phút. Sau đó, thấy anh Tập kiệt sức, không bơi tiếp được anh Linh và anh Quynh quay lại hỗ trợ.

Anh Linh nhẹ nhõm khi cứu được hai bé. Ảnh NVCC
Anh Linh nhẹ nhõm khi cứu được hai bé. Ảnh NVCC

"Lúc phi xuống, mình không suy nghĩ nhiều, chỉ biết cố gắng không chạm vào tảng đá ngầm và cứu được hai bé. Mình cũng không sợ hãi, hai bé không đi với phụ huynh nên sau khi lên bờ chắc hoảng loạn nên đã không ở lại nói chuyện với ai, rời khỏi khu vực đó", anh Linh nói.

Anh Linh học bơi từ nhỏ nhưng đây là lần đầu tiên gặp trường hợp như vậy. Anh cảm thấy nhẹ nhõm nhưng có chút trống rỗng vì mọi việc chỉ diễn ra trong chớp nhoáng.

Bài học lớn cho bản thân

Anh Quynh nhớ lại, hai bé bị dòng nước cuốn mạnh nên đã vùng vẫy, đuối sức. Anh Tập xuống cứu trước, đẩy hai bé vào bờ nhưng bị đuối sức. Thấy vậy, anh cùng anh Linh nhảy xuống sau, hỗ trợ đưa mọi người thoát khỏi sự nguy hiểm. Anh túm vào vai áo của anh Tập để kéo lên khi thấy mặt người đồng nghiệp tái lại, có biểu hiện đuối nước.

"Anh Tập cũng thoát chết trong gang tấc vì lúc đó đã kiệt sức. Khu vực đó dù không rộng nhưng dòng nước cứ chảy cuộn, từ khắp phía đổ về giữa. Tôi nhỏ người hơn nên một mình không thể kéo anh Tập lên được, may mắn có sự giúp sức nhiệt tình của Linh, bạn ấy bơi rất giỏi", anh Quynh chia sẻ.

Khu vực mọi người cứu hai bé nước chảy khá mạnh

Khu vực mọi người cứu hai bé nước chảy khá mạnh

3 năm trước, anh Quynh đã đến Thác Mây nhưng lúc đó nước chảy bình thường. Đợt này quay lại anh thấy nước chảy mạnh gấp nhiều lần, nhiều hướng nước nên rất nguy hiểm. Cách đây khoảng 7 năm, anh Quynh cũng nhảy xuống sông ở quê cứu một bé khoảng 8 tuổi bị rơi xuống nước trong lúc câu cá. Tuy nhiên, việc cứu hai bé lần này nguy hiểm hơn trước.

"Khi thấy có người bị đuối nước, ai cũng giống ai chỉ biết nhảy xuống cứu, không hề có chút lo sợ. Mọi người chỉ biết cứu, cố gắng thực hiện nhanh nhất vì sợ các cháu có mệnh hệ gì", anh Quynh bày tỏ.

Anh Tập nói rằng, vụ việc diễn ra chớp nhoáng nên khi nghĩ lại ai cũng thấy rùng mình. Vì nước chảy quá mạnh nên ông cũng đuối sức theo, có cảm giác như chết hụt. Anh biết hố nước rất sâu nhưng không vì thế mà bỏ mặc hai đứa trẻ.

"Sau khi mọi người đều an toàn, tôi thấy may mắn và cũng vui vì có hành động cứu người. Tuy nhiên, đây cũng là bài học lớn vì trước khi xuống cứu cần phải hô hào để mọi người cùng biết, không chủ quan vì trước đó tôi chỉ nghĩ đơn giản chỉ cần nhảy xuống là đưa lên bờ dễ dàng", anh Tập chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

(GLO)- Chiều 30-9, người nhà của anh Phan Minh Thắng-nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đã đến Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) để gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ giải cứu anh Thắng an toàn.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.
Thêm một quán ăn của Gia Lai hướng về Bắc hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Thêm một quán ăn ở Gia Lai hướng về miền Bắc

(GLO)- Trong không khí cả nước cùng hướng về đồng bào miền Bắc, quán bún đậu Nàng Mơ (70 Đinh Tiên Hoàng, TP. Pleiku) đã chung tay hỗ trợ bằng cách không thu tiền ăn mà khách hàng chuyển số tiền phải thanh toán vào tài khoản Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.