Nhọc nhằn nghề cào hến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cứ đến khoảng tháng 4, người dân vùng thung lũng sông Yun (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) lại rủ nhau đi cào hến. Dù chỉ là mưu sinh tạm thời nhưng việc cào hến cũng mang lại một khoản thu nhập kha khá cho người dân trong vùng vào mùa nước cạn. 
Theo chân chị Kpă H’Nga (làng Plei Ring Đáp), chúng tôi men theo con đường đất nhỏ dọc cánh đồng làng khoảng 2 cây số để tới khu vực sông Yun. Sông mùa này cạn đi nhiều, nước trong vắt, lững lờ trôi. Hến ở sông Yun được nhiều người ưa chuộng vì vị ngon, ngọt mà không tanh mùi bùn. Do vậy, vào thời điểm này, mọi người tập trung cào hến ở đây rất đông.
Chị Kpă H' Nga miệt mài cào hến trên sông. Ảnh: V.C
Chị Kpă H' Nga miệt mài cào hến trên sông. Ảnh: V.C
Công việc cào hến bắt đầu từ 8 giờ cho đến tận 14 giờ. Đồ dùng chỉ gói gọn trong 3 thứ: 1 chiếc rổ nhựa, 1 cái cào và 1 chiếc gùi. Chiếc cào được làm bằng khung sắt có gắn lưới, phía trên là thanh tre dài làm tay cầm. Miệng chiếc cào có những thanh sắt nhọn giúp cào sâu xuống bùn cát. Chị H’Nga chỉ dẫn: “Muốn bắt được hến phải miết mạnh cào xuống, kéo giật lùi khoảng 2 m rồi nhấc lên, xóc cho rời hết cát và đá nhỏ, sau đó đổ ra rổ đãi, chọn lấy hến bỏ vào gùi. Công việc cứ thế không lúc nào ngơi tay. Khi gùi đầy hến cũng là lúc trời đã chuyển sang chiều”.
Tham gia cào hến đã 5 năm nay, chị H’Nga cho biết: Gặp bãi nhiều hến thì một người có thể cào được 20 kg mỗi ngày, nhưng có hôm chỉ 5-6 kg. Đầu mùa giá hến dao động trong khoảng 12.000-15.000 đồng/kg thì cũng kiếm được khoảng 250-300 ngàn đồng/ngày. Nhưng khi mùa hến rộ, giá chỉ còn khoảng 8.000 đồng/kg thì thu nhập chẳng đáng là bao. Chị Nay H’Blanh-một người cùng làng-chia sẻ: “Do có nhiều người cào nên hến ngày càng ít, phải đi xa mới có. Nhiều hôm đi bộ mất cả giờ đồng hồ mới tới địa điểm cào hến nhưng kéo lên chỉ toàn đá chứ hến chẳng bao nhiêu”.
Bắt hến là việc tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra rất vất vả vì đòi hỏi người cào hến phải có sức khỏe dẻo dai, vừa chịu được cái lạnh khi phải ngâm mình dưới nước cả ngày, vừa hứng cơn nắng hè rát lưng, rát mặt. Chưa kể, họ còn dễ bị mẩn ngứa, đau lưng, thấp khớp, giẫm phải vật sắc nhọn làm rách da, chảy máu và những rủi ro khác. Nhọc nhằn là thế nhưng đây là nghề kiếm sống không cần bỏ vốn, chỉ cần bỏ công đãi hến đem về làng là có người tới thu mua ngay nên bao năm qua người dân nơi đây vẫn gắn bó.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.