Nhiều đề xuất mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.

 

 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị định 45/2013/NĐ-CP đã có một số khó khăn và vướng mắc như: Chưa rõ cụm từ làm việc theo ca, ca liên tục; cách tính thời điểm và thời gian giảm giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu; còn có cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng quy định về việc nghỉ sau nhiều ngày làm thêm, tính số ngày phép nếu ngày làm việc không đủ tháng… Một số tồn tại trên xuất phát từ các quy định trong Bộ luật lao động 2012 (như quy định về giảm thời gian làm việc năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, nghỉ sau nhiều ngày làm thêm liên tục…)

Ngày 20/11/2019, Bộ luật lao động (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Bộ luật lao động (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở kế thừa điểm tiến bộ của quy định hiện hành, khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện… Việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động 2019 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là cần thiết.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gồm 3 chương, 15 điều. Trong đó có một số điểm đáng chú ý như:

Điều 3 (thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương) được kế thừa từ Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, đồng thời có tiếp thu, chỉnh sửa: Bỏ quy định “Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu” để phù hợp với quy định mới tại Khoản 2 Điều 148 của Bộ luật lao động (được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian); bổ sung Khoản 10, quy định “Thời gian người lao động được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, Điều 4 của dự thảo đề xuất bổ sung Khoản 3 quy định “Đối với trường hợp làm việc không trọn ngày quy định tại Điều 32 của Bộ luật lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày”. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, đề xuất này xuất phát từ thực tế có người lao động chỉ làm 2 – 3 giờ một ngày (như phục vụ bàn trong các quán ăn…), nếu áp dụng quy định hiện hành chỉ được làm thêm 1 – 1,5 giờ, gây khó khăn cho tổ chức công việc khi cần làm thêm vào lúc cao điểm.

Ngoài ra, dự thảo đề xuất bổ sung quy định mới tại Điều 7 (Tính vào số giờ làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt). Đề xuất này xuất phát từ những bất cập khi tính toán số giờ làm thêm trong thời gian vừa qua, cụ thể:

Khoản 1 đề xuất quy định cách tính cho các trường hợp áp dụng quy định làm việc không trọn ngày, trọn tuần hoặc ngày làm việc dưới 8 giờ, tuần làm việc dưới 48 giờ. Cụ thể: Nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 8 giờ trong ngày, thì số giờ làm thêm vẫn phải trả lương làm thêm nhưng không tính cộng vào tổng số giờ làm thêm trong ngày, trong tháng, trong năm; nếu tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm từ trên 8 giờ đến 12 giờ trong ngày, thì số giờ vượt quá 8 giờ này phải trả lương làm thêm và cộng vào số giờ làm thêm trong ngày…

Khoản 2 đề xuất áp dụng cho trường hợp xây dựng thời giờ làm việc bình thường theo tuần quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật lao động (thì số giờ làm thêm trong ngày phải trả lương làm thêm giờ nhưng không cộng vào tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm, nếu tổng số giờ làm việc trong tuần không quá 48 giờ). Quy định này xuất phát từ thực tế trong thời gian qua, một số doanh nghiệp kế thừa thực hiện quy định từ Bộ luật lao động 1994, tổ chức làm việc theo tuần là 48 giờ, chẳng hạn như: Tập đoàn Intel Việt Nam bố trí thời gian làm việc của người lao động là 4 ngày/tuần mỗi ngày không quá 12 giờ; nếu áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật lao động mà không có hướng dẫn thêm thì mỗi ngày sẽ có 2 giờ làm thêm, một năm trên 160 giờ làm thêm, trong khi thực tế mỗi tuần chỉ làm 48 giờ làm việc…

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

 

Theo Tuệ Văn (baochinhphu.vn)
 

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

Giỗ Tổ trong tiết Thanh minh

(GLO)- Dân gian Việt Nam từ xa xưa lưu truyền bài ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.