"Nhỏ, nhanh, linh động" là cách phòng chống dịch mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chỉ một khu phố có F0 lại phong tỏa cả xã cả phường, chỉ một xã có F0 lại phong tỏa cả huyện, đã đến lúc phải đặt ra câu hỏi có nên phòng dịch theo cách đó hay không?

 

Cung cấp thuốc cho F0 chăm sóc, điều trị tại nhà. Ảnh: HCDC
Cung cấp thuốc cho F0 chăm sóc, điều trị tại nhà. Ảnh: HCDC


Khi phong tỏa một không gian quá rộng, khả năng kiểm soát thấp hơn, huy động lực lượng đông hơn, thiệt hại và lãng phí nguồn lực. Chính quyền không đủ nhân lực để kiểm soát, ngành Y tế cũng không đủ nhân viên y tế để thực hiện các công việc xét nghiệm trên diện rộng.

Còn nữa, chỉ vì một phường có F0 mà phong tỏa cả quận thì mọi hoạt động buôn bán làm ăn, sản xuất kinh doanh của người dân trong địa bàn bị ảnh hưởng, tổn thất đó không chỉ có người dân, doanh nghiệp mà cho toàn xã hội. Nếu ở đâu cũng làm theo cách này thì thiệt hại cả nền kinh tế.

Có một điều chúng ta cũng cần suy nghĩ lại, tại sao dập dịch mà lại cứng nhắc theo địa giới hành chính. Con virus SARS-CoV-2 đâu có đăng ký thường trú theo phường, quận, thành phố hay quốc gia. Vậy thì tại sao khi phát hiện người bị F0 lại tính theo địa giới một phường mà không tính phạm vi không gian nhỏ nhất để khoanh vùng xử lý.

Cho nên, phân nhỏ ra là quá đúng, cứ phong tỏa đúng ngõ đó, hẻm đó, dãy nhà đó. Còn những nơi khác hoạt động bình thường để dưỡng sức dân, ổn định xã hội.

Chính vì phong tỏa nhỏ cho nên mới xử lý nhanh. Phát hiện F0 ở một khu phố hay thôn ấp thì phong tỏa ngay điểm đó để xét nghiệm, tách F0 đi điều trị ngay lập tức. Vì nhỏ nên giãn cách nhanh trong 14 ngày, kiểm soát dịch bệnh nhanh, không kéo dài tháng này qua tháng khác.

Cơ động chính là tổ chức hệ thống y tế ở cơ sở phải tiếp cận và xử lý nhanh trường hợp lây nhiễm. Muốn nhanh thì phải cơ động, không chờ đợi huy động lực lượng cồng kềnh từ trên xuống dưới. Vừa qua, các trạm y tế lưu động chăm sóc F0 tại nhà, xe tiêm vaccine lưu động đến tận hẻm nhỏ trong vùng đỏ để tiêm cho người dân đã phát huy hiệu quả rất rõ. Cần phải lấy mô hình cơ động này làm giải pháp cho phòng chống dịch.

Vì dịch chưa có tiền lệ, cho nên không ai đi truy xét những cách làm trước, thế giới cũng ngổn ngang nhiều cách phòng dịch rồi điều chỉnh tùy theo từng thời điểm. Việt Nam cũng không chủ quan bảo thủ, mà phải tìm ra cách đi đúng hơn, hiệu quả hơn.

TPHCM đã kiểm soát dịch có hiệu quả, số ca nhiễm và tử vong giảm dần. Đặc biệt tỉ lệ người được tiêm vaccine tăng nhanh, số người được điều trị khỏi khoảng 160.000 người tính đến 15.9. Vậy thì không nên phong tỏa rộng và kéo dài, hãy chuyển sang mô hình “nhỏ, nhanh và cơ động”.


https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nho-nhanh-linh-dong-la-cach-phong-chong-dich-moi-954366.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.