Nhớ mùa măng le

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không hiểu sao năm nay đã bước sang tháng 7 Dương lịch rồi (tức tháng 6 Âm lịch) mà ngóng hoài vẫn chưa thấy bà con mang măng le tươi ra chợ bán! Ngày nào tôi cũng dạo mấy vòng quanh các con phố và nơi họp chợ tìm kiếm, nhưng vẫn chưa thấy măng le, dẫu đã là mùa măng rồi.

Nói là “không hiểu sao” cũng chỉ là một cách nói cho “ra vẻ” thôi, chứ ngày nay ai chả hiểu vì biến đổi khí hậu toàn cầu nên mưa nắng thất thường, thời tiết không theo quy luật cũ! Mưa muộn, mưa ít thì muộn măng, ít măng, chưa rộ mùa để bà con đưa vào bán buôn trong phố thị, chứ sao!

 

Lấy măng le. Ảnh: K.N.B
Lấy măng le. Ảnh: K.N.B

Tôi đã thử nếm gần như đủ các thứ măng rừng từ Bắc chí Nam, nhưng vẫn không thể nào có cảm giác ngon lành bằng măng le quê mình! Không biết tôi có “cục bộ”, “địa phương” không! Hình như măng le đã thu hết vào mình bao nhiêu tinh khí của rừng núi mà ngọt ngon giòn dịu đến vậy!

Vì thế cho nên, hàng năm, cứ đến mùa này là tôi lại ngong ngóng nhớ và thèm cái hương vị măng le, đặc biệt là măng đầu mùa! Nhớ và thèm đến nôn nao, bèn đánh xe máy rời thành phố chừng 20 cây số, đi về hướng một huyện xa mà tôi nghĩ rằng nơi ấy rừng còn gần, thường có lượng mưa nhiều, chắc sẽ có măng sớm. Và quả đúng như thế, tôi mua được những mụt măng đầu mùa từ một cháu gái nhỏ người dân tộc thiểu số đang gùi trên lưng lững thững về làng. Mắt vừa chạm những mụt măng trắng nõn nà đã thấy tuyến vị giác… “có vấn đề”!

Đấy! Ở ngay trên “vương quốc măng le” mà muốn ăn một bữa măng đầu mùa phải đi 20 cây số! Nói “vương quốc măng le” vì cây le có mặt ở khắp núi rừng Tây Nguyên, là một loài trong họ nhà tre (bamboo). Chỉ là một loài thảo mộc hoang dã nhưng măng le được nhắc đến nhiều, từ dân gian đến… bác học!

Về dân gian, Tây Nguyên giáp liền mé Tây các tỉnh Nam Trung bộ, nên từ Đà Nẵng-Quảng Nam đổ vào đến Phú Yên-Khánh Hòa, đều nghe bà con truyền thuộc câu ca dao “Ai lên nhắn với nậu nguồn/Măng le gởi xuống, cá chuồn gởi lên” là để nói về “giá trị mậu dịch” của măng le; và qua đó còn hàm ẩn tình nghĩa của mối quan hệ thân thiện 2 miền xuôi-ngược.

Về bác học, cái giá trị mậu dịch (mua bán, trao đổi, biếu tặng) ấy có lẽ lần đầu tiên người ta bắt gặp trong bài tường thuật chuyến du hành của vua Bảo Đại đến Tây Nguyên và Nam Trung bộ đầu năm 1933 (Ngự giá Nam tuần hành trình ký) in trên Nam phong tạp chí. Khi đoàn Ngự giá đi đến đèo Mang Yang, lần đầu gặp rừng le lạ mắt, hỏi han biết được, thấy hay hay, tác giả bài viết (Viện Cơ mật) đã tạm “quên” việc tường thuật chuyến đi của vị Hoàng đế một tí để “đả” thêm mấy dòng về măng le: “Qua đèo Măng Giang. Dọc đường rừng tre rất nhiều, giống tre này không to lắm, thổ dân kêu là cây “le”, thường cắt măng mà ăn, kêu là “măng le”, hoặc phơi khô đem xuống bán tại Bình Định, cũng có tiếng như măng cày ở Quảng Bình vậy. Ấy cũng là một thứ sản vật có lợi cho dân”.

Như vậy, măng le từ lâu đã “là một thứ sản vật có lợi cho dân”. Có lợi, nghĩa là có giá trị sử dụng, ăn được, buôn bán được; và dĩ nhiên phải “ngon” và “lành”! Với Măng le chắc chắn là thế! Trong công trình khảo cứu Kon Tum tỉnh chí của tác giả Võ Chuẩn-quản đạo (Tỉnh trưởng) Kon Tum từ 1933 đến 1938-viết (lược trích): “Ở núi nhờ lộc núi… Đến tháng Bảy, Tám, Chín lại có măng le. Cây le là một thứ tre nhỏ trong rừng. Cây le không khi nào có bông, mà đến khi có bông là cây chết, và năm nào le có bông thì người ta nói rằng năm ấy mất mùa lúa. Măng le ngon hơn hết các thứ măng, vị ngọt, không đắng, lại rất mềm mại. Như trộn xa-lách không thua chi bắp cau. Đến mùa le có măng, người ta phơi khô rất nhiều… Tới mùa măng le là mùa người ta đi săn bắn… Như đi bắn tháng khác cũng có nai, song thường thì nai chưa có gạc non; đến mùa le mới có gạc non…”.

Đoạn văn ngắn này đã thông tin mấy kiến thức về mùa măng le: Một: mùa rộ măng le rơi vào khoảng tháng 7, 8, 9…, tức những tháng đang vào cữ mưa dầm ở Tây Nguyên sau khi đã qua vài tháng đầu mùa mưa trước đó, khi đất rừng thấm đẫm nước, ẩn mình dưới tán lá xùm xòa của các lùm le bắt đầu mọc lên những mầm măng tua tủa như chông; lúc này bà con các dân tộc tại chỗ rủ nhau đi đào hái. Hai: khẳng định măng le là thứ măng ngon hơn hết trong các loài măng rừng. Ba: măng le ngoài ăn tươi, ủ chua còn được bà con phơi khô để làm thực phẩm dự trữ và làm hàng hóa trao đổi, buôn bán rất phổ biến.

Đoạn văn còn cho biết 2 kinh nghiệm dân gian rất hay. Thứ nhất, năm nào thấy những cây le già trổ bông rồi chết khô thì năm ấy mất mùa lúa; bởi điều này chứng tỏ năm ấy trời hạn, ít mưa thiếu nước, mà ít mưa thiếu nước thì dĩ nhiên sẽ mất mùa lúa rẫy! Thứ hai, vào mùa măng le cũng là mùa hươu nai hay đi tìm ăn những mầm non ngon ngọt ấy nên dễ săn bắn; lúc này là lúc hươu nai mới mọc sừng nhung (gạc non), không những được thịt mà còn được cả nhung non nữa!

Nhưng ấy là chuyện ngày xưa, chứ ngày nay dân phố thị muốn có bữa măng đầu mùa phải đi xa hàng vài mươi cây số thì hươu nai nhung lụa gì đâu nữa!

Đặc biệt, đoạn trích dẫn ở trên có một quan điểm rất nhân văn: “Ở núi nhờ lộc núi”! Vâng, những lâm-thổ sản giản đơn, mộc mạc, dân dã như măng le kia chính là… lộc núi! Núi rừng đã “cho lộc”, đã dưỡng nuôi, che chở con người ngàn đời qua thì nhất thiết phải quý yêu, bảo vệ núi rừng!

Măng le đi cả vào thơ ca hiện đại, như trong bài Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây, Phạm Tiến Duật viết: “… Rau hết rồi em có lấy măng không” là nói về những cái “kho quân lương” măng rừng tại chỗ thiên nhiên ban tặng đấy thôi! Thảo nào mà anh lính thú ngày xưa trong bài ca dao từng “than thở”: “Ăn thì măng trúc, măng mai/Những giang cùng nứa…”!

Nói theo ngôn ngữ hôm nay thì măng le nói riêng, các loại măng rừng nói chung là thứ thực phẩm rất sạch! Thế mà vừa qua đài, báo cấp tập đưa tin những cơ sở buôn bán ngâm măng tươi vào hóa chất để giữ lâu và nhuộm màu, còn măng khô thì xông lưu huỳnh cho khỏi mọt!

Ôi, sao mà ngày nay con người không những đang tay tàn phá nhiên nhiên khốc liệt mà còn đang tâm đầu độc cả đồng loại nữa!

Tạ Văn Sĩ

Có thể bạn quan tâm

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.