Nhìn từ một cái Tết không sốt giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Ngày thường chỉ 10.000 đồng/km, ngày Tết thì 45.000 đồng/km- Nguyễn Văn Thanh, người đàn ông từ Ninh Bình lên Hà Nội chạy xe ôm nói. Nhưng điều lạ lùng không ở việc giá xe ôm tăng 4,5 lần, mà ở việc một cái Tết không có sốt giá!
Giá xe ôm dịp Tết có thể tăng tới 4,5 lần, nhưng cái đáng lo ngại là giá cả một số hàng hoá đầu vào như giá điện nhiều khả năng sẽ tăng sớm ngay từ đầu năm. Ảnh: Cường Ngô

Giá xe ôm dịp Tết có thể tăng tới 4,5 lần, nhưng cái đáng lo ngại là giá cả một số hàng hoá đầu vào như giá điện nhiều khả năng sẽ tăng sớm ngay từ đầu năm. Ảnh: Cường Ngô

Phóng viên Lao động gặp ông Thanh ở một ngã tư nào đó của Hà Nội. Tính toán của người đàn ông này rất đơn giản: Ngày thường, giá xe ôm 10.000 đồng/km thì thu được tầm 200-300.000 đồng. Còn Tết, có thể kiếm được 1 -1,5 triệu đồng. Trên xe của ông, “niêm yết” rõ giá dịch vụ. Ông không ép ai phải đi cả.

Giá dịch vụ tăng gấp rưỡi, gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp 4,5 lần như trường hợp ông Thanh thật ra là chuyện mỗi năm vẫn xảy ra... khi những người lao động chấp nhận “hy sinh” thời gian ba ngày Tết đặng tăng thêm thu nhập.

Nhưng điều lạ lùng của cái Tết năm nay là đã không hề xảy ra hiện tượng hết hàng, sốt giá.

Báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường Tết Quý Mão của Bộ Tài chính nhận xét: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú đa dạng, giá cả thị trường tương đối ổn định so với ngày thường, không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, ổn định.

Sau Tết, tại các chợ dân sinh, giá rau củ tăng tương đối cao. Nhưng ở mức có thể chấp nhận được. Ở cả tỉ lệ % tăng thêm, cả ở sự chấp nhận của các bà nội trợ.

Giá cả dịch vụ cũng vậy. Trong tuần nghỉ Tết, các ứng dụng đặt xe đều chỉ thu thêm phụ phí không lớn, từ 5.000 đồng- 20.000 đồng với mỗi chuyến xe...

Tại Hà Nội cũng như Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nhà hàng, quán ăn đều chỉ thu thêm phụ phí 10% hoá đơn. Số tiền, để bù đắp chi phí và trả tiền lương cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Người dân nào cũng vui, cũng mong giá cả sau Tết đừng quá sốt, đừng quá cao.

Nhưng không phải là không có lý do khi chỉ tiêu lạm phát năm nay được giao là 4,5%.

Bộ Tài chính, trong chỉ thị về các biện pháp quản lý thị trường dịp Tết đã “điểm danh” một số yếu tố có thể gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết. Đặc biệt là việc giá một số hàng hoá dịch vụ đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến dân. Chẳng hạn, giá học phí tiếp tục tăng theo lộ trình. Giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng trong quý I.2023. Và đặc biệt là giá điện- nhiều khả năng sẽ tăng sớm từ đầu năm.

Có lẽ, việc tăng giá các mặt hàng đầu vào, hoặc ảnh hưởng rất lớn đến cả chục triệu dân cần được tính toán kỹ. Bởi nếu nhìn từ một cái Tết không hề sốt giá cũng có gì đó không bình thường lắm. Nó chính là sự phản ánh sức mua của thị trường và tiền túi của dân đã yếu và ít đi nhiều sau một năm không ít khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.