Nhiều vụ sai sót trong bổ nhiệm cán bộ: Vì sao "voi lọt lỗ kim"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Bà Thảo sử dụng bằng cấp của người chị tên Sa để khai báo gian dối về bằng cấp. Ảnh: HL
Việc bắt Nguyễn Quang Huy - là tội phạm bị truy nã 26 năm qua - nhưng hiện đang giữ chức Chánh Văn phòng TAND huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đang gây xôn xao dư luận. Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước còn phát hiện nhiều trường hợp sử dụng bằng giả để thăng tiến như trường hợp ở Đắk Lắk, hay Trưởng phòng kinh tế CA tỉnh Lai Châu sử dụng bằng cấp 3 giả... Trao đổi với PV Lao Động về việc này, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT T.Ư Vũ Quốc Hùng cho rằng đây là những sai sót rất đáng xấu hổ trong công tác bổ nhiệm cán bộ.
“Những con voi chui lọt lỗ kim”
Nguyễn Quang Huy - tội phạm bị truy nã 26 năm qua - vừa bị bắt khi đang đương chức Chánh Văn phòng TAND huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Điều đáng nói, suốt một thời gian dài, Nguyễn Quang Huy vẫn được thăng tiến và trong quá trình cơ quan chức năng xác minh lý lịch người thân của Huy, bất ngờ phát hiện Huy có lệnh truy nã cách đây đã 26 năm.
Trước đó, dư luận chưa hết ngạc nhiên về sự việc nữ trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk (Trần Thị Ngọc Ái Sa) “đánh tráo nhân thân”, sử dụng bằng cấp 3 của chị gái để vào làm việc ở cơ quan Nhà nước và thăng tiến. Hay sự việc, nguyên Trưởng phòng cảnh sát kinh tế Lai Châu Thái Đình Hoài bị phát hiện dùng bằng giả. Đáng nói hơn, đây lại là trường hợp từng được quy hoạch vào vị trí Phó Giám đốc Công an tỉnh cũng khiến dư luận bất ngờ bởi sự việc sai phạm nằm ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật. Từ những sự việc trên khiến dư luận vô cùng băn khoăn và đặt nhiều dấu hỏi liên quan tới quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.
Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - nhìn nhận vừa qua có những sự việc sai sót trong công tác cán bộ như có những người dùng bằng giả, mượn bằng vẫn được thăng tiến hay thậm chí có cả trường hợp vi phạm pháp luật vẫn giữ những chức vụ trong cơ quan bảo vệ pháp luật. Những sự việc vừa qua đó là điều đau xót cho chúng ta. Những người vì hám danh lợi, lợi dụng bằng cấp giả mạo, hồ sơ, lý lịch giả để thăng tiến đã là xấu xa rồi nhưng cũng là bài học rất đau xót cho tổ chức. Tổ chức có đủ các ban, ngành, đủ các quy định nhưng vẫn để xảy ra những sai sót rất đáng tiếc.
“Sự việc xảy ra vừa qua là những sự việc hết sức đau lòng, xấu hổ. Chúng ta có bộ máy hoàn chỉnh, các quy định hoàn chỉnh nhưng những “con voi vẫn chui qua lỗ kim”. Đây là việc thực hiện chấp hành các quy định một cách không nghiêm minh dẫn tới những sai sót, để lọt những trường hợp vi phạm pháp luật, những trường hợp dùng bằng giả hay mượn bằng cấp để thăng tiến như vậy” - ông Hùng nhấn mạnh.
Theo ông Hùng, trường hợp người bị truy nã cách đây 26 năm nhưng vẫn có thể lọt vào cơ quan công quyền là chuyện rất khó hiểu. Bởi người này không đi xa, không trốn sang địa phương khác mà công an địa phương không phát hiện được, không xử lý.
Kiểm soát chặt chẽ công tác tổ chức cán bộ
Nói chung về việc để xảy ra sai sót trong công tác bổ nhiệm cán bộ, để lọt những trường hợp gian dối, ông Hùng cho rằng trước tiên những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, những người làm công tác tổ chức, tuyển dụng có trách nhiệm liên quan. Tiếp đến là những người đã “dung dưỡng”, phớt lờ cho những gian dối để họ có thể thăng tiến cũng cần phải xử lý. Đồng thời những người trong cấp ủy Đảng, những người tham mưu trong công tác cán bộ cũng cần phải có những giải trình, xem xét lại trách nhiệm trong các sự việc này.
Ông Hùng cũng cho rằng, tiến tới Đại hội Đảng các cấp, mọi người cần phải xem lại lai lịch của mình và tổ chức cần kiểm tra, rà soát thật chặt chẽ để phát hiện những trường hợp gian dối, xử lý kịp thời. Việc thẩm định hồ sơ cán bộ cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, tránh để xảy ra những sai sót tương tự. Đồng thời, các tổ chức Đảng cơ sở cũng cần kiểm tra, tránh buông lỏng, tăng cường sức chiến đấu tại cơ sở.
Cùng nói về việc này, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình Nguyễn Tiến Sinh cho rằng, sự việc người bị truy nã cách đây 26 năm là đối tượng vi phạm pháp luật nhưng lại nằm trong cơ quan bảo vệ pháp luật là vụ việc hết sức hy hữu. Theo ông Sinh, trong chuyện này có sự tắc trách của cơ quan công an đã không làm tới nơi, tới chốn trong việc khởi tố và xử lý, bỏ lọt tội phạm. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ cũng chủ quan trong việc xem xét hồ sơ lý lịch tức là đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí khi tuyển dụng đầu vào.

* Đại tá Phạm Hồng Tuyến - Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình - cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Quang Huy (46 tuổi, trú tại TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) để điều tra hành vi phạm tội cách đây 26 năm. Đối tượng Nguyễn Quang Huy bị truy nã vào năm 1993 sau khi phạm tội “Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”. Trốn truy nã nhiều năm, Huy vẫn sinh sống tại chính địa bàn nơi phạm tội, và vào làm việc trong cơ quan nhà nước về bảo vệ pháp luật.

Vương Trần-Cao Nguyên (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...