Nhiều trường hợp trẻ nhập viện vì hít sặc dị vật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thời gian qua, tại các bệnh viện nhi trên địa bàn thành phố, nhiều trường hợp trẻ nhập viện vì hít sặc dị vật. Xử trí đúng cách ngay sau khi trẻ bị sặc dị vật là điều quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
 

 Bệnh nhi ăn đậu phộng rồi bị hít sặc vào đường thở. Ảnh: BV
Bệnh nhi ăn đậu phộng rồi bị hít sặc vào đường thở. Ảnh: BV


Nhiều trẻ sặc dị vật phải nhập viện

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) vừa cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhi L.T.B (18 tháng, TPHCM) nhập viện trong tình trạng ho khan nặng tiếng 2 ngày, rồi dần kéo tràng dài, sặc sụa tím tái.

Người nhà nghi ngờ bé ăn hạt đậu phộng rồi bị hóc. Trước ngày nhập viện, trẻ ho dai dẳng kèm ói ra đàm nhớt, có lúc kèm sốt. Gia đình đã đưa trẻ đi khám nhiều lần và được chẩn đoán là viêm phế quản, uống nhiều loại thuốc nhưng ho vẫn không hết hẳn.

Trẻ được nghi ngờ có dị vật trong đường thở, chụp phim phổi thấy tắc nghẽn hoàn toàn phế quản gốc phổi trái, gây ứ khí phổi trái. Nội soi phế quản cho thấy có dị vật nghi là hạt đậu phộng ở nhánh phế quản gốc trái.

Quá trình soi gắp dị vật gặp khó khăn do hạt đậu phộng ở lâu trong đường thở bị ngấm nước nên mủn đi, gắp ra bị bể vụn thành nhiều mảnh. Sau đó, ekip bác sĩ bơm rửa giả mạc nơi hạt đậu bám, cầm máu. Hiện sức khoẻ của bệnh nhi đã ổn định.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cũng cho hay thời gian qua, có rất nhiều trường hợp trẻ nuốt dị vật như hạt nhãn, sapochê, nuốt tăm xỉa răng, thậm chí có trẻ lớn nuốt bàn chải đánh răng,… Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp hóc dị vật dẫn đến những di chứng suốt đời, thậm chí đưa đến tử vong.

Xử trí khi phát hiện trẻ hít sặc, hóc dị vật

Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, dị vật đường thở do hít sặc rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi do trẻ luôn có xu hướng cho các vật cầm nắm được bỏ vào miệng, sau đó hít sặc vào đường thở.

Quá nửa các trường hợp dị vật bị sặc là các loại đậu hạt nhỏ, đặc biệt là đậu phộng, trái cây nhỏ cắt hạt lựu,... Ngoài ra còn có các loại đồ chơi nhiều tiểu tiết nhỏ, vụn vỡ..

Những dị vật có hình dạng tròn thì nguy hiểm hơn do có thể gây bít hoàn toàn đường thở, gây ngạt thở cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Những trường hợp sặc dị vật bị bỏ quên có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi tái đi tái lại, sốt, ho kéo dài, ho ra máu, xẹp phổi,…

Để xử trí khi phát hiện trẻ sặc dị vật, bác sĩ Vũ cho hay nên tiếp tục để cho trẻ ho nhằm tống dị vật ra.

"Tuyệt đối không móc họng cho trẻ ói vì hành động này có nguy cơ đẩy dị vật vào sâu trong đường thở hơn hoặc làm cho dị vật đang từ bít đường thở không hoàn toàn trở thành bít đường thở hoàn toàn, khiến trẻ bị ngạt" - bác sĩ Vũ cho biết.

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay đầu hơi chúc xuống, tay còn lại hơi khum vỗ mạnh vào lưng trẻ vùng giữa 2 xương bả vai.

Đối với trẻ lớn hơn, có thể đặt nằm ngửa xuống đất, 2 bàn tay người cứu nạn chồng lên nhau để ở vùng bụng dưới mũi ức (vùng thượng vị) đè ép xuống nhiều lần.

Đối với trẻ lớn và người lớn, có thể đứng phía sau lưng, 2 bàn tay nắm lại vào nhau ấn thốc mạnh vào vùng thượng vị theo hướng từ dưới lên trên và từ trước ra sau. Đây là một động tác có thể giúp cứu mạng cho nhiều trường hợp ngạt do sặc dị vật.

"Việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Không để các vật nhỏ lọt vào tay trẻ. Khi ăn cần chăm chú vào chuyện ăn, không cười giỡn trong lúc ăn nhằm tránh để xảy ra các trường hợp hít sặc đáng tiếc" - bác sĩ Vũ khuyến cáo.


https://laodong.vn/y-te/nhieu-truong-hop-tre-nhap-vien-vi-hit-sac-di-vat-1052624.ldo

Theo Thanh Chân (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.