Nhiều nước còn chậm trễ trong việc loại bỏ chất béo chuyển hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phát biểu trước báo giới, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tác hại nguy hiểm của chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp, khẳng định đây là chất độc giết người.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 23/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố báo cáo về kết quả thực hiện mục tiêu về loại bỏ chất béo chuyển hóa (chất béo trans) trong thực phẩm giai đoạn 2018-2023, trong đó có biết châu Âu và châu Mỹ có những bước tiến rõ rệt, trong khi châu Á và châu Phi còn chậm trễ thực hiện mục tiêu này.

Phát biểu trước báo giới, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tác hại nguy hiểm của chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp, khẳng định đây là chất độc giết người và cần phải được loại bỏ khỏi thực phẩm.

Không chỉ không mang lại lợi ích, chất béo chuyển hóa đặt ra nhiều nguy cơ lớn cho sức khỏe con người, làm gia tăng chi phí khổng lồ cho hệ thống y tế.

Chất béo chuyển hóa thuộc nhóm chất béo không bão hòa, là hợp chất nhân tạo của dầu chế biến công nghiệp. Chất béo này dễ tìm thấy bên trong những loại thực phẩm như đồ chiên ngập dầu, bánh, các loại thực phẩm đóng gói...

Chất béo chuyển hóa khi vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Theo WHO, các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, hạt cải dầu và dầu ô liu có thể được dùng làm các chất thay thế lành mạnh hơn cho chất béo chuyển hóa.

Theo báo cáo trên, hiện có 60 quốc gia áp dụng quy định bắt buộc nhằm giảm mức chất béo chuyển hóa trong thực phẩm, trong đó có 43 quốc gia đã áp dụng "chính sách thực hành tốt nhất" của WHO nhằm loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi tất cả các loại thực phẩm vào cuối năm 2023.

Trong khi đó, báo cáo của WHO cho biết hiện có tới 5 tỷ người trên thế giới không áp dụng giới hạn bắt buộc về chất béo chuyển hóa trong các sản phẩm ăn được.

Báo cáo đưa ra danh sách một số quốc gia có tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch vành cao nhất liên quan đến chất béo chuyển hóa đã không áp dụng các chính sách thực hành tốt nhất như Australia, Ai Cập, Pakistan và Hàn Quốc.

Các thành viên của Liên minh Thực phẩm và Đồ uống quốc tế, bao gồm các công ty chế biến thực phẩm lớn như Nestle và Danone, đã cam kết loại bỏ dần chất béo chuyển hóa công nghiệp khỏi sản xuất vào năm 2023.

WHO đang giám sát độc lập việc thực hiện cam kết của các công ty này và dự kiến công bố kết quả đánh giá vào nửa cuối năm nay.

Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...