Nhiếp ảnh Gia Lai: "Quả ngọt" trên hành trình dấn thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, các hội viên chuyên ngành Nhiếp ảnh (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh) tiếp tục khẳng định vị thế trong sân chơi nghệ thuật đầy đam mê và sáng tạo, đạt được nhiều “quả ngọt” trên hành trình dấn thân. Nhiều nghệ sĩ được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước nhớ mặt biết tên, qua đó góp phần định vị Gia Lai trên bản đồ nhiếp ảnh đất nước.   

Chơi ảnh, “săn” ảnh là một hành trình đòi hỏi sự kiên trì và cả nhanh nhạy ở từng khoảnh khắc. Trong hành trình sáng tạo ấy, còn có cả sự cô đơn thầm lặng. Nếu những cây bút phải suy tư, trăn trở trước màn hình máy tính trong đêm khuya thanh vắng thì người nghệ sĩ phía sau “màn trập” cũng vậy. Họ phải thức khuya dậy sớm, phải ngồi đợi bình minh lên hay chờ đợi hàng giờ một làn sương mỏng đi qua “nhân vật trữ tình” để có được một tác phẩm ưng ý. Nhiều lúc, cầm máy ảnh đến tê tay chỉ để chờ một khoảnh khắc độ vài giây. Dấn thân trên con đường nghệ thuật chưa bao giờ là dễ với những nghệ sĩ nhiếp ảnh. Bởi ngoài sự rung động của tâm hồn và thế giới xúc cảm, nghệ sĩ nhiếp ảnh phải cùng lúc cộng cảm với mọi giác quan của bản thân lẫn sự nhanh nhạy để truyền tải được hiện thực vượt thoát ra khỏi sự đóng khung của hình ảnh đến với người thưởng lãm. “Săn” được một tấm ảnh đẹp là cả một quá trình và cả cái “duyên” của mỗi nhiếp ảnh gia.  

 Một tác phẩm trong bộ ảnh “Rơ Chăm Tih-giữ hồn âm nhạc Tây Nguyên” của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Linh Vinh Quốc.
Một tác phẩm trong bộ ảnh “Rơ Chăm Tih-giữ hồn âm nhạc Tây Nguyên” của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Linh Vinh Quốc.


Những năm qua, Chi hội Nhiếp ảnh Gia Lai luôn tiên phong trong công tác phong trào của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và khu vực Tây Nguyên. Với 26 hội viên, trong đó có 13 hội viên trung ương, các nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh nhà đã luôn đoàn kết, giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm sáng tác để có được những “đứa con tinh thần” đượm chất nghệ thuật và giàu cảm xúc. Chi hội luôn khuyến khích hội viên sáng tác những đề tài về đất và đời sống sinh hoạt của người Gia Lai, qua đó giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nước biết đến những danh lam thắng cảnh, những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của địa phương.

Thời gian qua, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nghệ sĩ nhiếp ảnh được đi tham quan thực tế sáng tác tại các địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới Tổ quốc. Từ những chuyến đi thực tế này, các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã cho ra đời những tác phẩm bắt trọn khoảnh khắc xuất thần của “nhân vật” để tham dự tại các cuộc thi khu vực, trong nước và quốc tế. Nhờ vậy, nhiếp ảnh Gia Lai luôn khẳng định được vị thế của mình trong khu vực bằng số lượng tác phẩm, tác giả được chọn trưng bày tại các cuộc triển lãm, liên hoan ảnh. Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước nhớ mặt biết tên, qua đó định vị Gia Lai trên bản đồ nhiếp ảnh nước nhà.  

Những tay máy có tên tuổi như: Trần Phong, Huy Tịnh, Phạm Dực, Trần Văn Hùng (Hùng Hoa Lư), Nguyễn Linh Vinh Quốc, Nguyễn Ngọc Hòa, Võ Đình Khoa... luôn duy trì được sự đam mê, yêu nghề và cống hiến hết mình cho cái đẹp bằng những tác phẩm và các giải thưởng tại các cuộc thi lớn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Chi hội luôn quan tâm hỗ trợ, chia sẻ thông tin để hội viên địa phương gửi tác phẩm tham gia các cuộc thi khu vực, các cuộc thi trong và ngoài nước, giúp họ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và tích lũy điểm tạo tiền đề để được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Ban Chấp hành Chi hội luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hội viên để phát hiện và động viên nhau trong các hoạt động đi thực tế sáng tác, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, góp ý để có những tác phẩm đẹp, giàu ý nghĩa. Qua đó, truyền lửa nhiệt huyết, bồi dưỡng niềm đam mê và ươm mầm những “tay máy” kế cận. Chi hội đã kết nạp thêm được 4 hội viên trẻ, đam mê sắc màu và “màn trập” cùng sự tinh nhạy trong tiếp cận công nghệ và thành tựu khoa học kỹ thuật, từ đó đem đến cho công chúng những góc nhìn tươi mới về đất và người Tây Nguyên.

Mới đây, tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 27 được tổ chức tại Kon Tum, Gia Lai có 21 tác phẩm (2 bộ ảnh, 19 ảnh đơn) của 12 tác giả được chọn triển lãm với các thể loại như: phong cảnh, chân dung, sinh hoạt thường ngày... Với chủ đề “Đất nước, con người Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, các tác phẩm đã phản ánh chân thực, khách quan, sinh động về thiên nhiên, đời sống, sinh hoạt văn hóa của con người nơi đây; những tấm gương điển hình tiên tiến, những thành tựu kinh tế-xã hội, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần của công chúng. Kết quả, có 166 tác phẩm của 111 tác giả đã được chọn trưng bày, gồm 156 ảnh đơn và 10 bộ ảnh. Bên cạnh đó, Hội đồng giám khảo đã trao giải cho 15 tác phẩm xuất sắc nhất, trong đó có 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 4 huy chương đồng, 7 giải khuyến khích và 3 giải đồng đội. Riêng tác giả Hoàng Quốc Vĩnh (Gia Lai) được trao huy chương đồng với bộ ảnh “Hạnh phúc nhân đôi”; chuyên ngành Nhiếp ảnh (Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai) được trao giải đồng đội.

 

ĐÔNG HÒA

 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.