Nhận diện bản chất của một số "giải thưởng nhân quyền"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Như đã thành thông lệ, gần đến Ngày Nhân quyền quốc tế (10/12) năm nay một số tổ chức, hội nhóm lại rùm beng trao cái gọi "giải thưởng nhân quyền" cho vài ba người Việt Nam, rồi hết lời ca ngợi kẻ được "trao giải". Tuy nhiên, với những ai quan tâm từ thực tế hoạt động và bản án mà kẻ được "trao giải" đã phải nhận, không khó để nhận diện họ là ai. Ðồng thời, qua đó có thể thấy rõ hơn bản chất thật sự của một số giải thưởng mang danh nghĩa "nhân quyền".

 

 Ngày 16/8/2008, Tòa án tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử bị cáo Lê Ðình Lượng.
Ngày 16/8/2008, Tòa án tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử bị cáo Lê Ðình Lượng.


Những năm qua, một số cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" đã được các tổ chức, hội nhóm nhân danh "dân chủ, nhân quyền" lập ra và quảng bá rùm beng. Nhìn vào phía đứng ra trao giải có thể dễ dàng nhận thấy đó là các tổ chức, hội nhóm vốn thù địch, hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam, như: tổ chức khủng bố "Việt tân", "Theo dõi nhân quyền, "Phóng viên không biên giới", "Tự do ngôn luận quốc tế", "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam"… Năm nay, lợi dụng sự kiện Ngày Nhân quyền quốc tế các tổ chức, hội, nhóm nói trên lại tiếp tục "bổn cũ soạn lại" trao và tuyên truyền rầm rĩ cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" để thông tin xuyên tạc về tình hình nhân quyền Việt Nam, kêu gọi trả tự do cho các "tù nhân lương tâm" được họ bịa đặt, tưởng tượng ra. Chẳng hạn như ngày 6/12, trang mạng của tổ chức khủng bố "Việt tân" loan tin về cái gọi là "lễ trao giải thưởng nhân quyền Lê Ðình Lượng 2021" tổ chức ngày 11/12/2021 tại Houston (Mỹ).

Ðiều này cho thấy, chỉ riêng việc lấy họ tên một kẻ đang chịu án tù ở Việt Nam để đặt tên giải thưởng thì tổ chức khủng bố "Việt tân" đã tự bộc lộ bản chất. Bởi, năm 2018 tại TP Vinh (Nghệ An), phiên tòa sơ thẩm do Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An tổ chức, và sau đó là phiên tòa phúc thẩm do TAND cấp cao thành phố Hà Nội tổ chức, đã tuyên án Lê Ðình Lượng phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Ðiều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. Hội đồng xét xử nhận thấy Lê Ðình Lượng là thành viên đắc lực của tổ chức khủng bố "Việt tân" hoạt động tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… vừa chống phá chế độ, vừa lôi kéo một số công dân Việt Nam vào tổ chức khủng bố này nên đã tuyên phạt Lê Ðình Lượng mức án 20 năm tù và 5 năm quản chế sau khi thực hiện xong án tù. Việc Lê Ðình Lượng được tổ chức khủng bố "Việt tân" ca ngợi, lấy họ tên đặt cho một giải thưởng càng cho thấy đó là điều đã được tính toán để phù hợp với mục đích và thái độ thù địch đối với Việt Nam của tổ chức này. Với việc làm đó, tổ chức khủng bố "Việt tân" còn nhắm đến mục đích lôi kéo, kích động, cổ vũ một số kẻ hám danh lợi, bất chấp liêm sỉ, đầu cơ "dân chủ, nhân quyền", lập "thành tích" chống phá để được trao "giải thưởng" có kèm theo tiền bạc, tiếp tay cho "Việt tân" chống phá Việt Nam. Và đương nhiên khi phạm tội, bị xét xử, phạt án tù sẽ được "Việt tân" "tuyên dương" bằng giải thưởng.

Ðiểm mặt các đối tượng được tổ chức khủng bố "Việt tân" và các hội nhóm nhân danh "dân chủ, nhân quyền" trao "giải thưởng", như: Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Thúy Hạnh, Phan Kim Khánh, Phạm Thị Ðoan Trang… có thể thấy đều là người bị TAND ở Việt Nam xét xử, tuyên phạt án tù, hoặc đã bị khởi tố, bắt tạm giam chờ ngày xét xử, với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", Ðể tô vẽ cho đối tượng được trao "giải thưởng", tổ chức khủng bố "Việt tân" và một số tổ chức, hội nhóm nhân danh "dân chủ, nhân quyền" luôn cố gán cho họ nhãn hiệu "nhà báo tự do", "nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền", "tù nhân lương tâm", "công dân yêu nước"... Từ đó khuyến khích các loại "nhà" này tiếp tục cổ súy, lôi kéo người khác tham gia, giúp thực hiện mưu đồ chống phá Ðảng, Nhà nước.

Ðiều kỳ quái là chủ đề năm nay của "giải thưởng nhân quyền Lê Ðình Lượng" được tổ chức khủng bố "Việt tân" loan báo có nội dung "vinh danh những hoạt động cứu trợ dân nghèo khó trong đại dịch Covid-19 vừa qua đã bị chính quyền bỏ rơi". Chủ đề tuy có vẻ khác với các năm trước, nhưng mục đích chống phá thì xem ra không có gì thay đổi. Ðáng chú ý, gần hai năm qua, từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra tại Việt Nam, chưa bao giờ "Việt tân" giảm bớt thái độ chống phá hoặc có bất kỳ động thái thiện chí nào với người dân Việt Nam đang gặp hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn, ngoài việc hoàn toàn nhắm mắt làm ngơ trước các nỗ lực hết mình của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn dân Việt Nam trong các hoạt động bảo vệ tính mạng con người, ban hành kịp thời rất nhiều chính sách an sinh xã hội, chăm sóc nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội và đồng bào tại mọi miền Tổ quốc. Ðảng, Nhà nước, Chính phủ cùng các tổ chức, cá nhân đã cùng nhau tương trợ, giúp đỡ thực hiện mệnh lệnh của trái tim là "không để ai bị bỏ lại phía sau", song tổ chức khủng bố này liên tục kêu gào "tẩy chay vắc-xin", bịa đặt, vu khống, vu cáo, đổi trắng thay đen, tung tin giả, tuyên truyền trên các trang mạng xã hội gây chia rẽ, mâu thuẫn vùng miền. Thử hỏi: Với các hành vi bất lương đó, "Việt tân" có tư cách gì để bàn về công việc phòng, chống Covid-19 ở Việt Nam. Chưa kể, với thái độ thù địch của "Việt tân", có thể khẳng định dù người được trao "giải thưởng" là ai thì chắc chắn đó vẫn phải là người được "Việt tân" o bế, có nhiều "thành tích" chống phá Việt Nam.

Với "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam", dư luận đều biết rõ đây là một tổ chức thành lập tại Mỹ năm 1997, có quan hệ mật thiết với một số tổ chức phản động của người Việt ở nước ngoài như "Tập hợp Thanh niên dân chủ", "Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam" hoặc thường xuyên móc nối với một số tổ chức quốc tế đội lốt "dân chủ, nhân quyền" như Ân xá quốc tế, Theo dõi nhân quyền, Nhà báo không biên giới, Ủy ban bảo vệ nhà báo để đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, tổ chức chống phá chế độ. Vì thế "giải thưởng nhân quyền" của "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" thực chất là để đề cao một số đối tượng đang bị tạm giam, tạm giữ, chịu án phạt tù, hoặc có hoạt động xuyên tạc trên các trang mạng xã hội bị dư luận phản đối. Chẳng hạn, năm 2019, tổ chức phản động này đã "trao giải" cho Nguyễn Ðặng Minh Mẫn, Nguyễn Trung Tôn, Lê Công Ðịnh. Ðiều nực cười là vào thời điểm "trao giải" thì số đối tượng này đang chịu án phạt tù tại Việt Nam về các tội "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Tiếp đó, năm 2020, tổ chức này "trao giải" cho Nguyễn Văn Hóa, kẻ đang thụ án tù 7 năm cũng về tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo khoản 1, Ðiều 88, Bộ luật Hình sự 1999 do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên vào năm 2017; và Nguyễn Năng Tĩnh cũng đang thụ án tù 11 năm vì tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo Ðiều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Năm 2021, "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam" loan báo "trao giải" cho Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Ðinh Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Túc. Trong đó Nguyễn Văn Túc đang chấp hành án tù về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"; Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Ðinh Thị Thu Thủy đang chấp hành án tù về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo Ðiều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Trịnh Bá Phương cũng đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội tiến hành khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam với tội danh tương tự, hiện đã kết thúc điều tra, đang chờ ngày xét xử. Nguyễn Văn Túc, thành viên của "Hội anh em dân chủ" cũng bị TAND tỉnh Thái Bình xét xử sơ thẩm, sau đó phúc thẩm tại TAND cấp cao thành phố Hà Nội vẫn y án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1 Ðiều 79 Bộ luật Hình sự 1999.

Thực tế trên cho thấy cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" được các tổ chức, hội nhóm vốn có thái độ thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam quảng bá rùm beng lâu nay thực chất chỉ để quảng bá tên tuổi một số kẻ đã lợi dụng quyền tự do, dân chủ nhằm xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, vu cáo chính quyền, kích động quần chúng nhân dân, gây bất ổn xã hội, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chia rẽ người ở trong nước với ngoài nước… Nếu người dân không tỉnh táo có thể mắc bẫy của các tổ chức phản động này. Ðồng thời từ đây cũng cho thấy các tổ chức, hội nhóm trao cái gọi là "giải thưởng nhân quyền" luôn tìm cách lợi dụng vấn đề nhân quyền qua việc cố tình hiểu sai lệch, phiến diện, cố tình không tuân thủ những giá trị phổ quát về quyền con người đã được Liên hợp quốc khẳng định. Nói cách khác, các tổ chức, hội nhóm đó đã khoác cái áo gắn dòng chữ "dân chủ, nhân quyền" để thực hiện những mưu đồ đen tối, tạo cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia không đi theo ý muốn của thế lực đang đứng sau họ giật dây. Ðó là chưa kể đến động cơ mờ ám của hành vi "trao giải" các "giải thưởng nhân quyền" trên đã khiến dư luận lâu nay vẫn râm ran rằng việc "xướng tên" còn nhằm mục đích để tạo cớ xin tiền tài trợ, quyên góp từ các nhóm chống cộng ở nước ngoài, hoặc một số cá nhân nhẹ dạ, cả tin, thiếu thông tin bị lừa dối, lợi dụng, dẫn dắt đi theo. Ðiều này là hoàn toàn có cơ sở bởi chính Trần Văn Liễu, người được Hoàng Cơ Minh-kẻ lập ra tổ chức khủng bố "Việt tân", phong là "Tổng trưởng Tổng cục Hải ngoại" từng công khai chỉ trích Hoàng Cơ Minh và đồng bọn chỉ là "bọn tống tiền", "bọn buôn kháng chiến", "bọn lừa đảo kiều bào rời đất nước sau năm 1975" để móc túi moi đô-la và vàng...

Cho nên bản chất của hàng loạt cái gọi "giải thưởng nhân quyền" nói trên là phản nhân quyền, trực tiếp xúc phạm nghiêm trọng đến những giá trị nhân quyền đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Liên hợp quốc, được các quốc gia trên thế giới thống nhất, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện. Hiến pháp (2013) nước CHXHCN Việt Nam quy định cụ thể các giá trị, yêu cầu này qua Ðiều 14: "1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng"; và khoản 4 Ðiều 15: "Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác". Việc yêu cầu thực thi quyền con người, quyền công dân đặt trong khuôn khổ pháp luật là những nguyên tắc bảo đảm nhân quyền luôn được tôn trọng và thực thi trong mọi xã hội dân chủ, văn minh. Thế nhưng với các tổ chức như khủng bố "Việt tân", "Theo dõi nhân quyền", "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam", "Phóng viên không biên giới",… những giá trị nêu trên chưa bao giờ được nhìn nhận nghiêm túc vì với họ, "dân chủ, nhân quyền" chỉ là vỏ bọc, là nhãn mác được dùng để khoác lên nhằm che đậy các hoạt động chống phá chế độ, chống phá Ðảng, Nhà nước Việt Nam.

 

Theo CHI MAI (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.