Nhà khoa học lương 3 triệu: Có thực mới vực được đạo!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Lương 3 triệu, có nghĩa là lương chất xám thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thấp nhất, chưa bằng lương "osin" và thua xa lương thợ hồ.
 

 



Từng tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của một khoa thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Là tác giả chính của 2 công bố và đồng tác giả của 4 công bố quốc tế uy tín. Đang hoàn thiện nghiên cứu để đưa ứng dụng một sáng chế về vaccine. CV của Hồ Thị Thương, một nhà khoa học trẻ đang công tác tại Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, đại biểu Đại hội tài năng trẻ Việt Nam 2020.

Và cuối cùng, nhà khoa học trẻ ấy, tài năng trẻ ấy đang hưởng mức lương 3 triệu đồng. 3 triệu trong khi mức lương tối thiểu vùng thấp nhất đã là 3,07 triệu.

Một nhà khoa học, chưa bằng lương "osin" và thua xa lương thợ hồ.

Chất xám sao mà rẻ mạt quá. Cám cảnh quá.

Cám cảnh, bởi người ta không thể sống bằng không khí và nước lã. Và những danh hiệu, nhà khoa học trẻ tài năng trẻ không thể dùng thay cơm, không giúp báo hiếu cha mẹ già đang khó khăn.

Lương- thấp đến vô lý đã đành. Ngay cả đến cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học bao năm vẫn là một mớ bòng bong như nhìn nhận của nguyên Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân: Chặt chẽ, cứng nhắc trong vấn đề thủ tục, hóa đơn, chứng từ không những không tiết kiệm ngân sách mà chỉ khiến nhà khoa học buộc phải nói dối.

Thậm chí: "Chúng ta đều biết các nhà khoa học đang nói dối nhưng chúng ta mặc nhiên chấp nhận việc nói dối ấy".

Đấy là một cơ chế, rườm rà đến mức phải cần 100 chữ ký mới có thể giải ngân kinh phí cho một đề tài nghiên cứu.

Một cơ chế bắt buộc các nhà khoa học phải tổ chức 10 hội thảo trong khi chỉ cần 1 là đủ...

Một cơ chế “buộc người ta nói dối, chấp nhận cho người ta nói dối và khuyến khích người ta nói dối”.

Và bây giờ: Mức lương bèo bọt khiến người ta bật khóc.

Căn bệnh “giả vờ trả lương”, giả vờ mức lương ấy là đủ sống hoá ra bao năm vẫn tồn tại, trong khi kinh phí cho nghiên cứu khoa học hàng năm từ 1,4-1,8% tổng chi ngân sách nhà nước, chiếm từ 0,4-0,6% GDP. Dù ít so với thế giới, nhưng là trên dưới 3.000 tỉ.

Chia sẻ sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt đã nhấn mạnh tới việc trọng dụng nhân tài - một trong 4 nhiệm vụ Thủ tướng giao cho Bộ và cá nhân ông trong ngày nhận chức- trong đó đặc biệt là đội ngũ nghiên cứu trẻ.

Nhưng thưa với Bộ trưởng, các cụ có một câu đúng lắm, thấm thía lắm, rằng: Có thực mới vực được đạo.

Những xiềng xích cơ chế cần phải được cởi bỏ. Mức lương 3 triệu phải được xem là nỗi xấu hổ. Trước khi những tài năng trẻ ấy “chảy máu” về đâu đó. Sang Úc chẳng hạn.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nha-khoa-hoc-luong-3-trieu-co-thuc-moi-vuc-duoc-dao-863377.ldo

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.