Nguyễn Văn Thành: Vận động viên khuyết tật giàu nghị lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng ý chí và nghị lực phi thường, vận động viên (VĐV) khuyết tật Nguyễn Văn Thành (tổ 2, phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã từng bước khẳng định bản thân.

Với anh, được thi đấu và cống hiến hết mình cho thể thao là niềm vui, là điểm tựa giúp anh tự tin vươn lên trong cuộc sống.

VĐV Nguyễn Văn thành (bìa trái) trên bục nhận huy chương. Ảnh: Hà Phương

VĐV Nguyễn Văn thành (bìa trái) trên bục nhận huy chương. Ảnh: Hà Phương

Sau một trận sốt lúc 3 tuổi, đôi chân của anh Nguyễn Văn Thành trở nên teo tóp, không có khả năng đi lại. Gia đình đã đưa anh đi chữa trị nhiều nơi nhưng kết quả không khả quan. Khi lớn lên, anh rất tự ti với khiếm khuyết của bản thân. Nhưng rồi, qua thông tin báo chí, anh biết được những gương sáng của người khuyết tật. Họ chính là động lực giúp anh vượt qua mặc cảm. Không cam chịu số phận, anh tích cực tập luyện nâng cao sức khỏe, học văn hóa, học nghề, làm việc để có thêm thu nhập cho bản thân. Năm 2002, anh Thành đi học nghề vẽ tại Đak Lak, rồi sau đó tự mở phòng vẽ tranh tại nhà.

Anh Thành tâm sự: “Năm 2005, khi tỉnh tìm kiếm VĐV khuyết tật để tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật toàn quốc, tôi mạnh dạn đăng ký tham gia. Tuy vậy, tôi vẫn còn nhiều e ngại, chỉ sợ bản thân thi không tốt lại ảnh hưởng đến kết quả toàn đoàn. Nào ngờ, năm đó, tôi giành được huy chương đồng ở môn cử tạ hạng 55 kg”.

Năm 2009, anh Thành lập gia đình. Để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi 2 con ăn học, anh mở phòng dạy vẽ tranh cho các em học sinh tại nhà. Hết buổi dạy vẽ cho các em, anh còn dành hơn 1 giờ đồng hồ tập luyện môn cử tạ để nâng cao sức khỏe.

Anh Thành bộc bạch: “Tôi thường xuyên tập luyện đôi tay cho khỏe để hỗ trợ cho đôi chân. Ngoài ra, khi tham gia các giải đấu thể thao, tôi còn được giao lưu, kết bạn với nhiều người cùng cảnh ngộ ở các tỉnh, thành trong cả nước. Khi sức khỏe còn cho phép, tôi vẫn luôn nỗ lực tập luyện để tham gia thi đấu. Cử tạ đã giúp tôi có thêm sức mạnh tinh thần và mang lại nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống”.

Từ năm 2005 đến nay, anh Thành đã giành được tổng cộng 24 huy chương bạc và huy chương đồng môn cử tạ. Cùng với đó là nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Đó cũng là sự động viên rất lớn đối với những người chịu nhiều thiệt thòi về thể trạng như anh.

Anh Nguyễn Văn Thành bên những tấm huy chương giành được tại các giải đấu cấp quốc gia. Ảnh: H.P

Anh Nguyễn Văn Thành bên những tấm huy chương giành được tại các giải đấu cấp quốc gia. Ảnh: H.P

Là người nhiều năm đồng hành cùng VĐV Nguyễn Văn Thành, huấn luyện viên Nay Gôn cho hay: “Anh Nguyễn Văn Thành là VĐV khuyết tật giàu ý chí và nghị lực. Hầu như lần nào tham gia thi đấu, anh cũng giành được huy chương. Mới đây, tại Giải Vô địch các môn cầu lông, bóng bàn, cử tạ, boccia người khuyết tật toàn quốc năm 2023 do Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp hội Paralympic Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đồng Nai tổ chức, VĐV Nguyễn Văn Thành đã giành huy chương bạc môn cử tạ hạng 60 kg”.

Ông Nguyễn Văn Thưởng-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh-nhận xét: “Anh Nguyễn Văn Thành luôn có tinh thần vượt khó nên đã đạt được nhiều thành tích trong môn cử tạ. Để kịp thời động viên các VĐV khuyết tật là hội viên, Hội đã tổ chức biểu dương khen thưởng. Qua đó, khẳng định rằng tổ chức Hội luôn đồng hành, động viên hội viên có thêm nghị lực, mạnh mẽ vươn lên trong đời sống và khơi dậy tình yêu thể thao cho người khuyết tật, khuyến khích họ thoát khỏi sự mặc cảm, tự ti để theo đuổi đam mê”.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.