Nguyễn Gia Trí - họa sỹ tiên phong sáng tạo tranh sơn mài Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 20-6, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức kỷ niệm 110 năm Ngày sinh họa sỹ Nguyễn Gia Trí - hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh các nghệ sỹ tạo hình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào dịp kỷ niệm Ngày sinh năm chẵn của các nghệ sỹ.

Tác phẩm nổi tiếng ''Thiếu nữ bên cây phù dung'' của họa sỹ Nguyễn Gia Trí.
Tác phẩm nổi tiếng ''Thiếu nữ bên cây phù dung'' của họa sỹ Nguyễn Gia Trí.



Họa sỹ Nguyễn Gia Trí sinh năm 1908, tại xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ông học Khoa Hội họa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa IV (1928-1933), vì lý do riêng ông nghỉ học giữa chừng rồi tiếp tục theo học và tốt nghiệp khóa VII (1931-1936) cùng với họa sỹ Trần Văn Cẩn. Ông mất năm 1993 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 85 tuổi.

Nguyễn Gia Trí là họa sỹ hàng đầu làm tranh sơn mài Việt Nam, ông cũng là họa sỹ vẽ minh họa và biếm họa nổi tiếng. Năm 1939, họa sỹ Nguyễn Gia Trí đã có triển lãm tranh sơn mài cá nhân đầu tiên, gây bất ngờ cho giới mỹ thuật Hà Nội và công chúng khi trưng bày các tác phẩm sơn mài được sáng tác theo kỹ thuật riêng của mình.

Ngoài sáng tác, họa sỹ Nguyễn Gia Trí còn đưa ra ý kiến nhận xét về nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Những ý kiến này đã được họa sỹ Nguyễn Xuân Việt ghi chép, tập hợp và in thành sách “Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo," có giá trị nghiên cứu với nhiều nhà nghiên cứu và giới mỹ thuật nói chung.

Tại Lễ kỷ niệm, họa sỹ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, khẳng định họa sỹ Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sỹ tiên phong, gắn bó với nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam. Ông đã dành cả cuộc đời cho sáng tạo nghệ thuật, tìm tòi, phát triển nghệ thuật sơn mài. Những tác phẩm của ông đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Ông cũng là họa sỹ hàng đầu, nổi tiếng nhất của nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại với bút pháp bay bướm, màu sắc táo bạo, dung hòa hai dòng văn hóa Đông-Tây bằng kỹ thuật điêu luyện. Con người và phong cảnh miền Bắc luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo của ông trong nhiều tác phẩm. Có thể nói rằng, Nguyễn Gia Trí là họa sỹ suốt đời sống với đam mê sáng tạo nghệ thuật, chính nghệ thuật đã đặt ông vào vị trí những họa sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.


Hoạ sỹ Uyên Huy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá họa sỹ Nguyễn Gia Trí là người tài năng, ông có tác phong, cá tính mạnh mẽ. Ông đã góp phần làm rạng danh nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại bằng chính tài năng, tình yêu nghệ thuật, khát vọng cách tân, xử lý chất liệu, sáng tạo ngôn ngữ, tác phẩm sơn mài theo cách riêng. Nói tới sơn mài Việt Nam, ông chính là người tạo dấu ấn độc đáo, sâu sắc nhất...

Hoạ sỹ Nguyễn Văn Chiến, Phó Chi hội trưởng Chi hội Phê bình mỹ thuật nhận định hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí là họa sỹ đi đầu tìm tòi sáng tác, đưa chất liệu sơn ta truyền thống, vốn quen dùng trang trí thành chất liệu hội họa sơn mài. Ông là người đưa sơn mài lên vị trí đỉnh cao. Ông được suy tôn là người đứng đầu bộ tứ nổi tiếng của hội họa Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX gồm "nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn." Thế giới sơn mài của ông vừa thực, vừa ảo, ánh lên những chất màu quý giá, gợi niềm khát khao vô tận về cái đẹp...

Nói về người cha mình, ông Nguyễn Gia Tuệ (con trai họa sỹ Nguyễn Gia Trí) cho biết: Cha ông là người ít nói, đặc biệt là khi tập trung làm việc. Vì tính cách này, nhiều người nghĩ ông khó tính nhưng thực chất ông rất vui tính, dễ gần. Ông giản dị trong ăn mặc nhưng lại cực kỳ chăm chút, cẩn thận trong từng nét vẽ.

Năm 2012, họa sỹ Nguyễn Gia Trí được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho 5 tác phẩm sơn mài gồm ''Vườn xuân Trung Nam Bắc;'' ''Thiếu nữ bên hoa phù dung;'' ''Bên đầm sen;'' ''Trong vườn'' (tám tấm) và ''Cảnh nông thôn.'' Tên của ông đã được đặt cho một con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Minh Huệ (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null