Nguy cơ từ sự chủ quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người dân đã bắt đầu có sự chủ quan khi đã tiêm đủ liều vaccine mà không tuân thủ 5K và các khuyến cáo an toàn dễ khiến số ca mắc COVID-19 mới tăng trở lại.

Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ (Nghị quyết 128) ban hành quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19" đã tạo “luồng gió mới” tích cực trong sản xuất và đời sống người dân với việc nhiều tỉnh, thành đã nới lỏng giãn cách xã hội. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, nguy cơ bùng phát dịch trở lại là rất lớn khi tâm lý chủ quan, lơ là, xem nhẹ các biện pháp phòng, chống dịch hay tâm lý “xả hơi” sau giãn cách xã hội của người dân và chính quyền các cấp.
 

Một quán cà phê trên địa bàn quận Bình Tân chật kín khách và xe máy dựng phía trước dù chính quyền TP Hồ Chí Minh vẫn chưa cho phép các quán ăn, uống được phục vụ tại chỗ. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Một quán cà phê trên địa bàn quận Bình Tân chật kín khách và xe máy dựng phía trước dù chính quyền TP Hồ Chí Minh vẫn chưa cho phép các quán ăn, uống được phục vụ tại chỗ. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức


Theo đó, những ngày qua, nhiều tỉnh, thành phía Nam và cả phía Bắc đã xuất hiện ổ dịch hoặc chùm ca mắc COVID-19 tại cộng đồng, có nguyên nhân xuất phát từ người về từ vùng dịch. Hay mới đây, tại quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) cũng đã phát hiện một số ca mắc có nguồn gốc từ người ở tỉnh trở về lại thành phố. Những ổ dịch này, không ít trường hợp do thiếu ý thức cộng đồng khi người dân tự về quê không khai báo hoặc không tuân thủ việc cách ly y tế tại nhà, bởi họ cho rằng mình đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

“Về cơ bản, hiện nay chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch tại các địa bàn trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và một số địa phương khác. Tuy nhiên, sau khi nới lỏng giãn cách, lượng người đi lại từ vùng có dịch về các địa phương rất nhiều và đã xuất hiện các ổ dịch mà nguồn lây chủ yếu từ những người trở về từ các vùng dịch”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá.

Bộ Y tế mới đây cũng đã công bố đánh giá cấp độ dịch COVID-19 của 63 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó 26 tỉnh xanh, 37 tỉnh vàng, không có tỉnh cam và đỏ. Điều này càng tạo nên tâm lý phấn khởi cho người dân. Thế nhưng cũng vì tâm lý này, nhiều người dân bắt đầu đã chủ quan hơn với việc phòng, chống dịch.

Chẳng hạn như tại TP Hồ Chí Minh, mặc dù Thành phố đã công bố cấp độ dịch ở cấp độ 2 (tương ứng với màu vàng) nhưng số ca mắc vẫn còn ở mức độ 3 (tương ứng với màu cam) nên kế hoạch ứng phó của Thành phố với dịch bệnh vẫn đang đặt ở mức độ 3. Vì vậy, TP Hồ Chí Minh đang thận trọng để có thể quyết định nới lỏng thêm một số hoạt động, như ăn uống tại chỗ hoặc nhà hàng, quán nhậu… Thế nhưng những ngày qua, rất dễ nhận thấy nhiều quán ăn, cà phê trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn “lén” phục vụ khách tại chỗ, khách thì ngồi quây quần nói chuyện và nghiêm trọng nhất là không ai đeo khẩu trang.

“Tôi lo lắng khi người dân thấy đánh giá cấp độ 2 cũng như chủ quan vì đã tiêm vaccine mà không tuân thủ 5K và các quy định an toàn thì nguy cơ lây lan dịch sẽ khiến số ca mắc mới tăng, không ngoại trừ khả năng số ca nặng tăng lên trong thời gian tới”, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh bày tỏ.

 

 Vào ngày cuối tuần, các quán cà phê ở phường Tân Thành (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) chật kín khách từ trong ra ngoài, nói chuyện vô tư và không đeo khẩu trang dù chính quyền TP Hồ Chí Minh vẫn chưa cho phép hàng quán phục vụ tại chỗ. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Vào ngày cuối tuần, các quán cà phê ở phường Tân Thành (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) chật kín khách từ trong ra ngoài, nói chuyện vô tư và không đeo khẩu trang dù chính quyền TP Hồ Chí Minh vẫn chưa cho phép hàng quán phục vụ tại chỗ. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức


Có thể nói, việc giãn cách quá lâu đã khiến người dân bị gò bó, có tâm lý muốn “bung xoã” và Nghị quyết 128 thật sự “cởi trói” về mặt tinh thần cho người dân và doanh nghiệp, góp phần phục hồi kinh tế. Thế nhưng, như Nghị quyết 128 của Chính phủ đã đánh giá, dịch COVID-19 sẽ chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023 và có thể xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp, khó lường nên việc thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh đã được Chính phủ cân nhắc thực hiện.

Tuy nhiên, việc bao phủ vaccine và thuốc điều trị chỉ có thể giúp giảm số ca nặng và tử vong chứ không làm chấm dứt được dịch bệnh. Do đó, trong việc phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an... nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn. Chính vì thế, việc người dân chủ quan quá sớm với dịch bệnh sẽ là nguy cơ rất lớn khiến dịch có thể bùng phát trở lại.

Nghị quyết 128 đã thay đổi quan điểm và giải pháp phòng, chống dịch phù hợp với tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Mở cửa - không có nghĩa là không tiếp tục phòng, chống dịch mà chuyển sang phòng, chống dịch với một tinh thần, tâm thế mới. Chống dịch nhưng không “khóa chặt”, “chôn chân” người dân một chỗ mà kiểm soát một cách khoa học, linh hoạt và tạo điều kiện cho người dân mưu sinh… Thế nhưng, việc dịch bệnh vẫn đang còn tồn tại trong cộng đồng nhắc nhở mỗi người chúng ta luôn phải có ý thức tự bảo vệ mình và cũng là bảo vệ cộng đồng, tránh tư tưởng chủ quan, vui mừng quá sớm.

Theo đó, dù đã tiêm đủ liều vaccine phòng dịch COVID-19 nhưng mỗi người dân đều phải thực hiện tốt, xuyên suốt quy định 5K và các nguyên tắc an toàn, không để cho dịch bệnh có cơ hội bùng phát trở lại. Đấy mới đúng tinh thần mà Nghị quyết 128 của Chính phủ đặt ra.

MINH THUYẾT
(Dẫn nguồn NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Qua các kỳ đại hội, Ðảng ta luôn nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam mang bản chất dân chủ, ưu việt, tốt đẹp.

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần ấy vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng để chúng ta vượt qua những biến chuyển khó lường của thế giới.

Mở rộng quyền lợi thẻ bảo hiểm y tế

Mở rộng quyền lợi thẻ bảo hiểm y tế

Những ngày đầu năm 2025, một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực như bệnh nhân có BHYT mắc một số bệnh nặng hiểm nghèo thì được vượt tuyến, tức không cần giấy chuyển viện; người bệnh có thẻ BHYT mua thuốc bên ngoài khi bệnh viện không có thuốc thì được quỹ BHYT thanh toán lại...

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Giải bài toán tăng trưởng 2 con số

Năm 2024 là năm “lên ngôi” của logistics khi hoạt động ngành này đóng góp 25,4% vào mức tăng GRDP của TPHCM. Con số trên minh chứng cho sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của ngành vận tải - kho bãi với mức tăng 34,5% so với năm 2023 - tăng mạnh nhất trong các ngành.

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Phát huy nguồn lực kiều bào trẻ

Hiện có hơn 6 triệu người VN sinh sống, làm việc tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong nhiều thập niên qua, kiều bào không chỉ đóng góp tích cực cho cả quốc gia sở tại và VN mà còn trở thành cầu nối quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh, nâng cao vị thế của quê hương trên trường quốc tế.

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.