Nguy cơ lây lan dịch bệnh từ nhập cảnh trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tình trạng người lao động từ Thái Lan nhập cảnh về Lào, sau đó nhập cảnh về Việt Nam mang theo mầm bệnh đang là nỗi lo lây lan dịch Covid-19 cho các địa phương dọc biên giới với Lào. Nhất là khi phần lớn số lao động này trước đây đã xuất cảnh trái phép, giờ lại chọn cách nhập cảnh trái phép để trở về hoặc nhập cảnh nhưng khai báo không trung thực lịch sử di chuyển.


Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khi số ca nhiễm mới liên tục tăng cao trong những ngày gần đây với trên 2.000 bệnh nhân mắc mới được ghi nhận trong các ngày 12 và 13-7. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh luôn là địa phương dẫn đầu về số ca mắc. Cùng với đó, số địa phương có dịch lây lan trong cộng đồng cũng tiếp tục tăng lên.

Kiểm tra công tác phòng dịch tại chốt lâm thời phía Nam của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Ảnh: Phương Dung
Kiểm tra công tác phòng dịch tại chốt lâm thời phía Nam, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Ảnh: Phương Dung


“Đầu tàu” kinh tế phía Nam đã thực sự lâm bệnh, thậm chí là trọng bệnh. Nguồn lực cả nước đang được dồn cho các địa phương này chống dịch. Tiền bạc, vật tư y tế, vắc xin, bác sĩ và cả sinh viên các trường y, dược cũng đã được động viên lên đường. Bởi sự nóng-lạnh của địa bàn này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều tỉnh thành khác trong cả nước khi đây là nơi thu hút rất lớn nguồn lao động nhập cư.

Điều đó cũng có nghĩa là các địa phương còn lại phải nỗ lực hơn, chủ động hơn trong phòng-chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho dân mình, giảm một phần gánh nặng cho Chính phủ, chia sẻ khó khăn với các tỉnh thành vùng tâm dịch phía Nam. Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên cũng không phải là ngoại lệ dù đến lúc này, đây vẫn được xem là vùng tương đối an toàn khi số ca mắc Covid-19 không đáng kể.  

Tuy nhiên, ngoài nỗi lo nguồn lây từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng dịch phía Nam trở về, Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên còn thêm nỗi lo lây lan dịch bệnh từ lao động nhập cảnh trái phép khi có chung hàng ngàn cây số đường biên giới với Lào và Campuchia.

Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, tại các cửa khẩu từ Hà Tĩnh trở vào, lực lượng bộ đội Biên phòng liên tục phát hiện người nhập cảnh dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Sáng 4-7, một người đàn ông là lao động tự do tại Thái Lan, nhập cảnh về Lào rồi về Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, tỉnh Quảng Bình. Do có nhiều nghi vấn, đối tượng bị giữ lại để lấy mẫu xét nghiệm và đã thừa nhận là nhập cảnh trái phép từ Thái Lan về Lào, sau đó đón xe về Cửa khẩu Cha Lo. Người này đã bị đưa đi cách ly điều trị ngay sau khi có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV2.  

Ngày 9-7, 3 người từ Lào về qua Cửa khẩu Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh) cũng dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Các đối tượng khai trước đó đã nhập cảnh trái phép từ Thái Lan qua sông Mê Kông, lưu trú 1 tuần ở thủ đô Vientiane rồi mới đón xe dịch vụ về Cửa khẩu Cầu Treo. Trước đó, trong tháng 6, tại cửa khẩu này, lực lượng chức năng cũng phát hiện 3 người Thanh Hóa dương tính với vi rút SARS-CoV-2 khi nhập cảnh từ Lào về.  

Ngày 2-7, 4 người (gồm 3 người Thanh Hóa và 1 người ở TP. Hồ Chí Minh) từ Lào nhập cảnh Cửa khẩu Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) đều dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Trước đó, cũng tại Quảng Trị, 1 người Thanh Hóa từ Lào về qua Cửa khẩu La Lay cũng bị phát hiện dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Có thể thấy, từ khi Thái Lan đóng cửa hầu hết các cơ sở dịch vụ do dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở nước này, làn sóng nhập cảnh từ đây về Lào tăng lên rõ rệt, kéo theo số ca dương tính tại Lào tăng cao bất thường. Ngày 11-7, Lào ghi nhận 89 ca mắc Covid-19, ngày 12-7 có 106 ca, ngày 13-7 là 76 ca… Hầu hết các trường hợp này nhập cảnh về các tỉnh Champasak, Savanakhet, thủ đô Vientiane…

Đó là số liệu từ những người nhập cảnh chính thức. Điều đáng lo nhất là số người nhập cảnh trái phép, mà trong đó không loại trừ có lao động Việt Nam. Những người này đã xuất-nhập cảnh trái phép sang Thái Lan làm việc, giờ vì dịch bệnh tìm mọi cách trở về Việt Nam qua các cửa khẩu: Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, La Lay, Nam Giang, Bờ Y và thường khai báo không trung thực, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình truy vết sau khi phát hiện họ dương tính với vi rút SARS-CoV-2.  

Tuyến đường Hồ Chí Minh nối liền khu vực phía Tây các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên. Vì vậy, đây sẽ là nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn cho các địa phương này một khi tấm lưới thép dọc biên giới Lào-Việt bị chọc thủng ở đâu đó. Vì thế, hơn lúc nào hết, Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung cần nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác, tăng cường tuần tra, giám sát biên giới, ngăn chặn không để dịch Covid-19 theo chân người nhập cảnh trái phép lây lan ra cộng đồng.

 

 ĐÌNH CƯƠNG

 

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.