Emagazine

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão

E-magazine Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 1
Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 2

Gia đình ông Đỗ Công Cường (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) có 1,5 ha mía bị đổ rạp do bão số 9. Ông xót xa nói: “Ở những diện tích mía bị đổ, phần ngọn bắt đầu ngóc dậy nhưng phần thân vẫn nằm sát mặt đất. Trong khi đó, mưa liên tục khiến cho cây mía nhanh mọc rễ, nứt mầm ở các lóng, như vậy sẽ làm giảm chữ đường. Ngoài ra, mía đổ khiến việc thu hoạch gặp khó khăn và tăng chi phí vận chuyển, tăng tiền công chặt. Vì vậy, năm nay, gia đình tôi cầm chắc lỗ vốn”. 

Tương tự, hơn 4 ha mía của ông Đinh Ken (làng Bờ-Chư Pâu, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) cũng bị đổ. Ông tâm tư: “Đầu năm, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây mía. Mấy tháng mùa mưa, cây mía đang phát triển thì xảy ra mưa bão. Tôi mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ người trồng mía bị thiệt hại do mưa bão”.

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 4

Ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-cho biết: Niên vụ này, toàn huyện có trên 5.300 ha mía. Mưa bão đã làm phần lớn diện tích mía bị ảnh hưởng nhưng ở mức độ nhẹ. Hơn 1 tháng nữa là tới kỳ thu hoạch, vì thế, chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tập chung chăm sóc cây mía. Những diện tích mía ở khu vực thấp, người dân cần tiến hành khơi thông rãnh để hạn chế nước ứ đọng.

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 5

Do ảnh hưởng của mưa bão, hơn 15 ha mía của ông Thiều Xuân Yên (thôn 4, xã An Thành, huyện Đak Pơ) bị ngã đổ. Nhằm hạn chế thiệt hại, ngay sau bão, song song với việc tập trung chăm sóc những diện tích mía có khả năng phục hồi, ông Yên thuê nhân công chặt hom mía ở những diện tích ngã đổ để tiến hành trồng mới. Ông cho hay: “Được chính quyền địa phương hướng dẫn, tôi chặt số mía đổ ngã làm hom giống. Đến nay, gia đình tôi đã trồng mới được trên 3 ha mía và vẫn đang tiếp tục trồng". 

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 6

Cùng với sự chủ động khắc phục của người dân, huyện Đak Pơ tiến hành rà soát, tổng hợp những diện tích mía bị ngã đổ và hướng dẫn người dân kê khai thiệt hại. Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-thông tin: “Đối với những diện tích mía bị thiệt hại nặng, Phòng sẽ thống kê kèm theo hình ảnh, sau đó gửi lên cấp trên để có phương án hỗ trợ. Chúng tôi cũng tuyên truyền, hướng dẫn người dân tập trung chăm sóc những diện tích mía ngã đổ có khả năng phục hồi; thu hoạch những diện tích không có khả năng phục hồi lấy hom làm giống trồng mới".

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 7

Ông Nguyễn Văn Dũng-Chủ tịch UBND huyện Kbang đã trực tiếp chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn người dân kê khai diện tích hoa màu bị thiệt hại; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động bà con chủ động thu hoạch những diện tích hoa màu đủ độ chín. 

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 8

Về các giải pháp hỗ trợ người trồng mía, ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê: Ngay khi bão số 9 đi qua, Nhà máy đã tiến hành thống kê vùng nguyên liệu ở các huyện: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê. Đối với diện tích mía đổ ngã thuộc các giống U-thong11, KK3, Nhà máy sẽ thu mua làm giống với giá 900.000 đồng/tấn. Đến nay, người dân đã đăng ký trồng mới hơn 7.000 ha. Để hỗ trợ người trồng mía, Nhà máy tiếp tục áp dụng chính sách đầu tư từ khâu cày đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch bằng cơ giới. Nhà máy cũng hỗ trợ giống mía mới. 

Người trồng mía thiệt hại nặng nề do mưa bão ảnh 9

Có thể bạn quan tâm

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.