Người thợ khuyết tật đam mê xe máy cổ

(GLO)- Cơn bạo bệnh ập xuống vào năm 3 tuổi đã vĩnh viễn cướp đi giọng nói lẫn khả năng nghe của đôi tai. Thế nhưng, chính khiếm khuyết đó lại trở thành động lực giúp ông Lê Nguyễn Bửu Khôi (74 Cù Chính Lan, TP. Pleiku) trở thành một người thợ tài ba, nổi danh khắp giới chơi xe máy cổ trong cả nước.
Tôi tình cờ biết ông Khôi trong một lần tác nghiệp về đề tài thú chơi xe máy cổ ở Phố núi hồi năm ngoái. Chủ nhiệm Câu lạc xe máy cổ-Honda 67 Gia Lai Đỗ Hữu Quang cùng các thành viên khi ấy đã không tiếc lời ngợi khen đối với người thợ sửa xe bị khuyết tật Lê Nguyễn Bửu Khôi.
Không thể học chữ, quyết tâm học nghề
Theo chỉ dẫn, tôi tìm đến tiệm sửa xe máy nhỏ mang tên Honda Khôi trên đường Cù Chính Lan. Một người đàn ông có thân hình mảnh khảnh đang cặm cụi kiểm tra chiếc xe Honda 67 dựng trước sân. Cạnh đó, một phụ nữ đang ngồi dõi theo từng động tác của người thợ, thỉnh thoảng lại nở nụ cười tươi động viên, khích lệ. Hỏi thăm mới biết bà tên Lê Thị Mai, vợ ông Khôi.
Trò chuyện cùng tôi, bà Mai cho biết: Chồng bà sinh năm 1971 trong một gia đình giáo viên tại TP. Pleiku. Năm 3 tuổi, ông Khôi bỗng dưng bị sốt cao, co giật, lưỡi bị thụt vào trong. Thoát cơn bạo bệnh, cậu bé đang tuổi học nói đã vĩnh viễn không thể phát âm được nữa, thậm chí thính lực còn giảm sút trầm trọng. “Không thể tiếp tục theo học con chữ, năm 1983, anh Khôi quyết tâm theo người cậu ruột để học nghề sửa xe máy. Trước đó, anh chưa hề biết gì về nghề này, hơn nữa, khả năng nghe-nói lại khiếm khuyết nên mọi thứ bắt đầu với anh thật sự rất khó khăn”-bà Mai tâm sự.
Cửa tiệm Honda Khôi là địa chỉ sửa xe tin cậy lâu năm của người dân trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Hồng Thi
Cửa tiệm Honda Khôi là địa chỉ sửa xe tin cậy lâu năm của người dân trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Hồng Thi
Không nghe rõ, muốn biết cũng chẳng hỏi được ai, điều duy nhất mà ông Khôi có thể tập trung làm là quan sát, ghi nhớ và tích lũy kinh nghiệm. Dưới sự chỉ dạy tận tình của người cậu, ông Khôi ngày càng bộc lộ năng khiếu sửa xe. Mỗi loại xe có đặc tính ra sao, gồm những phụ tùng gì, thao tác tháo lắp như thế nào…, ông đều thuộc nằm lòng. Đặc biệt, pha sơn xe được xem là công đoạn khó ngay cả với những người thợ lành nghề lâu năm, vậy mà chỉ cần nhìn qua một lần là ông có thể pha màu y mẫu.
Sau 8 năm miệt mài học nghề, năm 1992, ông Khôi mở tiệm riêng với tên Honda Khôi trên đường Sư Vạn Hạnh, sau đó chuyển về đường Cù Chính Lan cho đến bây giờ. Khách hàng tìm đến ông ngày một đông. Có ngày, ông phải quần quật từ sáng sớm đến tận nửa đêm mà vẫn chưa xong việc. Tiệm làm ăn phát đạt, mỗi tháng tiền lời ông thu về không dưới 1 chỉ vàng-khoản thu nhập khá cao vào thời điểm đó.
Tình yêu xe cổ
Không chỉ sửa xe giỏi, ông Khôi còn có một tình yêu đặc biệt đối với các dòng xe máy cổ như: Honda Dame, Super Cub, PS, Simson, Honda từ đời 65 đến 73, Vespa, Lampretta, Suzuki 50cc và 55cc… Ông không ngừng tìm hiểu, mày mò cách độ chế xe cổ để thỏa niềm đam mê của mình.
 Ông Lê Nguyễn Bửu Khôi miệt mài sửa một chiếc xe Honda cổ cho khách. Ảnh: M.T
Ông Lê Nguyễn Bửu Khôi miệt mài sửa một chiếc xe Honda cổ cho khách. Ảnh: M.T
Tạm nghỉ tay, ông Khôi dựng lại ngay ngắn chiếc Honda 67 đang sửa rồi lại chỗ chúng tôi, quay sang bà Mai “trò chuyện”. Nghe đoạn, bà Mai “phiên dịch” cho tôi: “Anh ấy bảo, giờ chỉ cần nhìn lướt qua là nhận ra ngay xe thuộc hãng gì, sản xuất năm nào. Đối với việc độ chế xe, các dòng xe cổ của Yamaha, Suzuki thường khó độ hơn và hầu như chỉ tân trang kiểu dáng bên ngoài chứ không thể độ chế lại hoàn toàn do phụ tùng khá hiếm. Riêng xe Honda cổ thì ngày nay người chơi phổ biến hơn nên không khó để tìm mua phụ tùng lắp ráp, kể cả hàng “zin”. Hiện nay, chỉ mất khoảng chừng nửa tháng là anh ấy đã hoàn thiện 1 xe độ chế”.
Tay nghề độ xe của ông Khôi được nhiều người đánh giá cao và lan truyền rộng rãi trong giới chơi xe cổ. Họ bắt đầu tìm đến cửa tiệm của ông nhiều hơn để bảo dưỡng, chăm sóc cho “đứa con tinh thần” của mình. “Tôi biết anh Khôi từ lúc chưa lập gia đình và cảm phục nghị lực của anh ấy. Dù không may bị khiếm khuyết nhưng anh là một người thợ sửa xe và độ xe đa tài. Gần 20 năm chuyển về Quy Nhơn sinh sống, song tôi vẫn chỉ tin tưởng gửi xe lên Pleiku cho anh Khôi sửa, nhất là mấy chiếc xe cổ như Cub, 67… Anh làm xe rất có tâm và uy tín, sau mỗi lần bảo dưỡng, tôi sử dụng 5-6 năm mà không hề gặp hư hỏng gì”-ông Trần Chí (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) vui vẻ cho biết.
Bên cạnh tân trang xe cổ cho khách, ông Khôi còn độ chế các dòng xe này để chơi và bán lại với giá khoảng 30-80 triệu đồng/chiếc tùy theo dòng xe và mức độ cũ, mới. Trung bình mỗi năm, ông Khôi độ chế và bán tầm 6-7 chiếc xe máy cổ các loại. Anh Hồ Đăng Thân (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) cho hay: “Tôi biết đến anh Khôi qua bạn bè giới thiệu đã hơn 10 năm rồi. Anh là một người rất có tiếng trong giới chơi xe cổ vì tài năng độ chế cũng như thấu hiểu các dòng xe cổ, mặc dù không thể nói và nghe rõ. Đến nay, tôi đã đặt mua của anh ấy 3 chiếc xe Honda 67 và chiếc nào cũng rất sắc sảo, bền đẹp. Tất cả các chi tiết đều được anh lắp ráp cẩn thận, kỹ lưỡng. Bản thân tôi lẫn nhiều bạn bè của mình vô cùng hài lòng khi sở hữu những chiếc xe do anh độ chế”.
...Gần 37 năm qua, ông Khôi vẫn miệt mài và dành trọn tình yêu với công việc sửa xe mà mình đã chọn. Cũng bởi, chính cái nghề này đã giúp ông sống một cuộc đời đáng sống; vừa thỏa chí đam mê lại có thể chăm lo cho gia đình và 3 đứa con ăn học thành tài. Còn tôi lại nghĩ rằng, qua câu chuyện đời mình, ông Khôi đã thực sự truyền cảm hứng vươn lên cho những người có cùng cảnh ngộ trong xã hội.
 Mộc Trà

Có thể bạn quan tâm

Nhà nổi ở Trường Sa

Nhà nổi ở Trường Sa

Nhiều ngư dân câu mực ở Quảng Ngãi, Quảng Nam kể lại, năm 1998 đã đi bạn trên tàu câu mực ở thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2000 đến nay, nghề câu mực ở Đà Nẵng giảm dần nên ngư dân về quê đóng tàu và bắt đầu những chuyến đi dài ngày ròng rã và tàu cập vào hoặc đi qua hầu hết các đảo Sơn Ca, An Bang, Nam Yết, Trường Sa Lớn, Gạc Ma,…
Trà măng, đừng đánh mất!

Trà măng, đừng đánh mất!

Tác giả Lục Vũ từ thế kỷ 8 có miêu tả loại trà quý nhất là trà măng trong tác phẩm Trà Kinh. Trong số 34/63 tỉnh thành Việt Nam sở hữu cây trà, đến nay Lai Châu và Hà Giang phát hiện trà măng - một niềm tự hào của ngành trà Việt.
Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

(GLO)- Chiều muộn, lại bận một số việc nhà nhưng thấy chị Trần Thị Bích Ngọc-công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) ghé thăm, già Đinh Bi vui lắm. Già đã quá quen với cái dáng bé nhỏ thân thuộc của chị, với những lần đến nhà hỏi han, động viên. Vừa chăm chú đan gùi, già vừa gật đầu khi nghe lời nhắn nhủ: “Chú nhớ trong năm nay ráng truyền dạy thành công nghề đan lát cho 1 người trẻ trong làng chú nhé!”.
Dòng máu anh hùng: Con gái của sĩ quan công binh

Dòng máu anh hùng: Con gái của sĩ quan công binh

Trong số 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh ngày 14.3.1988 ở Gạc Ma - Trường Sa, có 26 bộ đội của Lữ đoàn 83 công binh hải quân và trong số ấy, có 2 sĩ quan khi hy sinh đã có vợ con ở quê nhà. Đó là thượng úy Nguyễn Minh Tâm (trợ lý thi công) và Trần Văn Phòng (đại đội phó).
Đưa trâu rời xứ 'thần rừng'

Đưa trâu rời xứ 'thần rừng'

Nuôi trâu trong chuồng là chuyện thường tình của nông dân khắp các vùng quê Việt Nam, thế nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số K’Ho huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đó lại là điều quá đỗi mới mẻ. Tập quán giao trâu cho “thần rừng” cai quản từng ăn sâu trong tiềm thức của tộc người này, nay bắt đầu có sự thay đổi.
Biên cương thao thức

Biên cương thao thức

Trong sự trầm mặc của núi đồi, giữa đại ngàn biên cương, nơi chỉ nghe nói thôi, người ta đã nghĩ đến xa xôi, hoang vắng, có những con người vẫn luôn thao thức vì sự bình yên của quê hương, đất nước.
Gập ghềnh phận mồ côi

Gập ghềnh phận mồ côi

(GLO)- Ai cũng mong muốn có một mái ấm gia đình, song trước sóng gió cuộc đời, nhiều em nhỏ ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) phút chốc trở thành mồ côi. Thiếu vắng tình thương của cả cha mẹ, tương lai của các em bỗng hóa gập ghềnh.
“Cõng” phim về làng

“Cõng” phim về làng

(GLO)- Giữa sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, những “người lính” trên mặt trận văn hóa nghệ thuật vẫn thầm lặng đến từng buôn làng vùng sâu, vùng xa chiếu phim phục vụ người dân. Họ là những thành viên của Đội chiếu phim lưu động thuộc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San (tỉnh Gia Lai).
Người Xơ Đăng đồng lòng bảo vệ “Quốc bảo”

Người Xơ Đăng đồng lòng bảo vệ “Quốc bảo”

Bao năm nay, người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã cung cấp hàng trăm tin báo để chính quyền vào cuộc ngăn chặn và chống việc lợi dụng “Quốc bảo”- sâm Ngọc Linh để trục lợi. Nhờ đó, nguồn gene thuần chủng được bảo tồn và “chiêu bài” lợi dụng thương hiệu sâm để trục lợi bị phanh phui.