Đak Đoa:

Người dân xã Trang thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Ngoài việc đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Trang, huyện Đak Đoa đã tham gia các lớp đào tạo nghề như xây dựng, cơ khí để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống.

Sau hơn 2 tháng tập trung thi công, nhóm thợ xây của ông Nữi (SN 1973, trú làng Kồ, xã Trang, huyện Đak Đoa) đã hoàn thành xong căn nhà cho bà Blơn (trú cùng làng). Sau khi kiểm tra lại các chi tiết của căn nhà, ông Nữi-chia sẻ: “Bà Blơn là người khuyết tật, sống một mình nên hoàn cảnh rất khó khăn. Khi nhận xây nhà cho bà, tôi và anh em vừa làm vừa hỗ trợ thêm công để giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng”.

Ông Nữi (thứ 3 từ trái sang) cùng cán bộ Hội đoàn thể, Ngân hàng Chính sách đến chia vui với bà Blơn (áo đen) trong căn nhà mới. Ảnh: Sơn Ca.

Ông Nữi (thứ 3 từ trái sang) cùng cán bộ Hội đoàn thể, Ngân hàng Chính sách đến chia vui với bà Blơn (áo đen) trong căn nhà mới. Ảnh:Sơn Ca.

Với ông Nữi, ngoài việc chăm lo phát triển trồng trọt, chăn nuôi của gia đình, ông đã tham gia lớp đào tạo nghề xây dựng do xã tổ chức và chịu khó học hỏi thêm từ bên ngoài nên có tay nghề vững, được bà con trong làng tin tưởng. “Trước kia gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, nhưng nhờ biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên bây giờ đời sống đã ổn định hơn. Sau khi được đào tạo nghề, tôi nhận xây các công trình nhỏ để để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống và giúp đỡ được bà con trong làng khi cần thiết”- ông Nữi cho biết thêm.

Đội ngũ thợ xây lành nghề tại xã Trang đang thi công xây dựng nhà ở cho bà con trong làng Kồ. Ảnh: Sơn Ca.

Đội ngũ thợ xây lành nghề tại xã Trang đang thi công xây dựng nhà ở cho bà con trong làng Kồ. Ảnh:Sơn Ca.

Tương tự, ngoài nguồn thu nhập ổn định từ vườn cà phê 1,1 hecta, ông Nghi (SN 1989, trú làng Kồ, xã Trang) cũng đăng ký tham gia lớp đào tạo nghề xây dựng do xã tổ chức. Để tích lũy kinh nghiệm và có thêm nguồn thu nhập, những lúc nông nhàn, ông Nghi xin làm thợ phụ cho các công trình nhỏ trong làng, trong xã. Chỉ tay về phía căn nhà của mình đang thi công, ông Nghi vui vẻ cho hay: “Tôi đang xây nhà của mình với kinh phí dự kiến hơn 200 triệu đồng, diện tích hơn 63 m2. Anh em thợ xây cũng là người trong làng, tôi biết một số công đoạn của nghề nên tham gia phụ việc để giảm chi phí và giúp việc thi công nhanh chóng, thuận lợi hơn”.

Trong gian xưởng nhỏ ngổn ngang máy móc, vật dụng, ông Hnuưi (SN 1984, làng Kồ) đang cùng cha và anh trai nghiên cứu để thiết kế lại bộ khung sườn cho xe máy kéo chở nông sản. Ông Hnnưi-bộc bạch: “Sau nhiều năm tự tìm tòi, học hỏi về nghề cơ khí, tôi đã có thể làm cửa sắt, cửa sổ, khung giàn cho các công trình nhỏ ở trong làng. Tôi rất muốn tham gia lớp đào tạo nghề cơ khí để nâng cao tay nghề, phục vụ tốt hơn cho công việc”.

Với tinh thần cầu tiến, ông Hnuưr (áo xanh) học hỏi thêm nghề cơ khí để phục vụ cho công việc sản xuất, đời sống của gia đình và cộng đồng. Ảnh: Sơn Ca.

Với tinh thần cầu tiến, ông Hnuưr (áo xanh) học hỏi thêm nghề cơ khí để phục vụ cho công việc sản xuất, đời sống của gia đình và cộng đồng. Ảnh: Sơn Ca.

Bà Blech-Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trang (huyện Đak Đoa) cho biết: “Bà con trong xã luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Hễ ai làm nhà là bà con tự nguyện đến giúp. Đơn cử như nhà của bà Blơn là nhà được triển khai từ nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Chủ nhà được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện 40 triệu đồng, chính quyền và cộng đồng vận động hỗ trợ thêm 10 triệu đồng. Nhờ đội ngũ thợ xây tại làng thi công nên tiết kiệm chi phí, cộng đồng giúp đỡ để hoàn thành ngôi nhà”.

Xã Trang là xã vùng II, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 65% nên mục tiêu xuyên suốt của chính quyền địa phương là tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng đời sống, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS. Ông Nguyễn Văn Ngọc-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đak Đoa-thông tin: “Ngân hàng Chính sách xã hội luôn ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho các địa bàn khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Hiện nay, tổng dư nợ tín dụng tại xã Trang là 48,8 tỷ đồng với 917 hộ vay vốn. Nguồn vốn tín dụng đã đáp ứng nhu cầu của bà con phát triển sản xuất, tạo việc làm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.

Nhờ tích cực thay đổi nếp nghĩ cách làm, đa dạng sinh kế mà đời sống của bà con DTTS tại xã Trang ngày càng thay đổi. Ảnh: Sơn Ca.

Nhờ tích cực thay đổi nếp nghĩ cách làm, đa dạng sinh kế mà đời sống của bà con DTTS tại xã Trang ngày càng thay đổi. Ảnh: Sơn Ca.

Còn ông Nguyễn Hữu Hoàng-Phó Chủ tịch UBND xã Trang (huyện Đak Đoa) cho hay: Trong thời gian qua, chúng tôi tích cực tuyên truyền vận động bà con thay đổi nếp nghĩ cách làm, lồng ghép các chương trình khuyến nông với nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ bà con phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo đều được tiếp cận vốn tín dụng. Đồng thời, xã đã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Sau các lớp đào tạo nghề, bà con đã chủ động tạo thêm việc làm để ổn định cuộc sống. Đây là tín hiệu rất tốt góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong đồng bào DTTS...

Qua tìm hiểu, cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của xã Trang giảm 3,7%, tương tương 55 hộ. Đầu năm 2024, toàn xã còn 188 hộ nghèo, xã đang phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,7%, tương đương 75 hộ, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS giảm là 73/75 hộ.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.