Người bán thưa, người mua vắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù đã bắt đầu được hơn 4 ngày (từ 20 tháng Chạp), song đến thời điểm hiện tại, chợ hoa Xuân Ất Mùi thị xã An Khê vẫn đang rất thưa vắng về số lượng hoa bày bán lẫn người đến mua.
 

Khu vực chợ hoa khá thông thoáng dù đã bắt đầu được hơn 4 ngày. Ảnh: Hồng Thi
Khu vực chợ hoa khá thông thoáng dù đã bắt đầu được hơn 4 ngày. Ảnh: Hồng Thi

Dạo quanh chợ hoa vào đêm 23 và ngày 24 Tết (tức 11 và 12-2 Dương lịch), phóng viên nhận thấy không khí bán buôn nơi đây còn khá buồn tẻ. Các loại hoa bày bán cũng ít đa dạng, quanh quẩn chỉ có cúc, quất là chủ yếu; vài lô chưng mai, ly ly, vạn thọ và cây kiểng bonsai. Vị trí mặt bằng trống chưa có hoa bày bán còn khá nhiều. Bà Nga-một người bán nước giải khát tại khu vực chợ hoa-tâm sự với giọng trầm buồn: “Tầm này năm ngoái, hoa đã bày kín hết 2 bên đường với đủ chủng loại. Không khí nhộn nhịp lắm. Những người buôn bán đồ ăn, thức uống như tụi tui cũng nhờ đó mà đắc khách, chạy không kịp thở. Năm nay, tui chuẩn bị từ trước, tính ngoài nước giải khát còn bán thêm đồ ăn nhanh như bánh mì, bánh cuốn, mì gói… vậy mà giờ ngồi rảnh rang thế này, chỉ bán được vài ly cà phê buổi sáng”.
 

Hầu như chỉ có người bán và hoa. Ảnh: Hồng Thi
Hầu như chỉ có người bán và hoa. Ảnh: Hồng Thi

Lẩn khuất giữa những chậu hoa đang khoe sắc là vài căn lều nhỏ tạm bợ mà người bán dựng lên để ở. Gần đó, vài chiếc xe ba gác cũng im lìm tiếng máy. Mấy bác tài xế thong thả vắt chân chữ ngũ, rít dài hơi thuốc lá, mỏi mòn mong khách. Dưới ánh đèn đường vàng vọt, một số người bán hoa bắt ghế ngồi cạnh nhau chuyện trò trong tiết trời lành lạnh cuối năm, thỉnh thoảng lại thở dài khi ai đó nhắc đến tình hình kinh doanh hoa Tết.

Anh Nguyễn Ngọc Phước (phường Tây Sơn) cho hay, đây là năm đầu tiên anh lấy hoa về bán tại chợ hoa Xuân thị xã, vừa để cảm nhận không khí rộn ràng trong những ngày giáp Tết, vừa tranh thủ kiếm thêm thu nhập cho gia đình. “Nghe bạn bè nói Phú Yên năm nay hoa đẹp nên tôi lặn lội xuống đó mua 100 chậu cúc đại đóa về bán. Cộng cả chi phí vận chuyển và thuê mặt bằng mất khoảng 30 triệu đồng, chưa tính công. Tới giờ mới bán được chục chậu, thu về 5 triệu đồng. Hy vọng cận ngày bán được chứ sức mua cứ ì ạch thế này là lỗ chắc”-anh Phước bày tỏ.

 

Thỉnh thoảng mới có vài người khách ghé chọn hoa. Ảnh: Hồng Thi
Thỉnh thoảng mới có vài người khách ghé chọn hoa. Ảnh: Hồng Thi

Cùng tâm trạng đó, anh Nguyễn Hoàng Anh (xã Cư An, huyện Đak Pơ) cũng chia sẻ: “Tôi đưa 200 chậu cúc pha lê từ nhà xuống đây vào sáng 21 tháng Chạp. Năm nay thời tiết có lạnh nhưng không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng hoa. Cúc vẫn cho thế đẹp và hoa nở tươi, đều. Giá hoa bán ra từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/chậu tùy kích thước và chất lượng hoa. Tuy nhiên, điều đáng nói là sức mua hiện khá yếu. 5 năm góp mặt ở chợ hoa thị xã, đây là năm tôi thấy không khí chợ hoa buồn nhất”.


Thu hút đông người tham quan chỉ duy nhất khu vực trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ và cây kiểng, mai, đào bonsai… của Hội Sinh vật cảnh An Khê. Tại đây, một chậu hoa có giá khá cao, dao động từ 1 triệu đồng đến 200 triệu đồng tùy vào độ tuổi và thế cây. Giá được niêm yết treo trên từng chậu để người mua dễ dàng chọn lựa.

 

Khu vực trưng bày cây kiểng của Hội sinh vật cảnh An Khê là nơi khách tập trung nhiều nhất tại chợ hoa. Ảnh: Hồng Thi
Khu vực trưng bày cây kiểng của Hội sinh vật cảnh An Khê là nơi khách tập trung nhiều nhất tại chợ hoa. Ảnh: Hồng Thi

Anh Nguyễn Xuân Anh-một thành viên của Hội-cho biết: “Khách đa phần đến tham quan là chính chứ chẳng thấy mua nhiều. Mục đích của chúng tôi cũng không đặt nặng vấn đề bán cho kỳ hết mà cốt là trưng bày vui Xuân. Vì là cây chơi được lâu dài nên ai mua được cây nào thì chúng tôi bán còn không thì lại chở về chăm sóc để mùa Tết sang năm”. Anh Xuân Anh cũng bật mí thêm, Hội đã bán được một số chậu, trong đó có chậu mai giá 200 triệu đồng cho một doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn.

Nguyên nhân của sự buồn tẻ này được những người bán hoa đưa ra là do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế nên người tiêu dùng siết chặt hầu bao. Mía-cây trồng chủ lực của vùng An Khê nói riêng và phía Đông tỉnh nói chung-đa phần chưa bán được, thu nhập của người dân cũng vì thế mà chẳng còn. Thay vì bỏ số tiền lớn ra chơi hoa cao cấp, họ sẽ chuyển sang chơi cây kiểng rẻ tiền hơn.

 

Đến sáng 24 Tết, vị trí phân lô cho thuê bán hoa còn trống khá nhiều. Ảnh: Hồng Thi
Đến sáng 24 Tết, vị trí phân lô cho thuê bán hoa còn trống khá nhiều. Ảnh: Hồng Thi

Phần nữa, “thời gian này, các gia đình chủ yếu tập trung công việc dọn dẹp, tân trang lại nhà cửa. Cán bộ, công chức, người lao động làm việc ở các cơ quan Nhà nước vẫn chưa đến lịch nghỉ Tết nên chưa có nhiều thời gian đi chợ hoa tham quan, mua sắm. Hoa được mua với mục đích chưng ở đơn vị là chính”- anh Hoàng Anh lý giải. Cũng theo dự đoán chung của người bán hoa, thời điểm cách Tết 2-3, chợ hoa Xuân có lẽ sẽ trở nên đông đúc và xôm tụ.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.