Ngoại ngữ 1 gì mà tận 7 thứ tiếng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiếng Hàn và tiếng Đức vừa được Bộ GDĐT quyết định trở thành ngoại ngữ 1, tức là môn học “bắt buộc” trong chương trình giáo dục phổ thông, nâng tổng số ngoại ngữ số 1 lên con số...7.

Quyết định ký rồi. Và sẽ có hiệu lực từ 9.2.2021.

Trước đó đã có 5 ngôn ngữ trong danh sách ngoại ngữ 1 là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật.

Bản danh sách ngoại ngữ số 1 này đúng là đa dạng, cho phép học sinh lựa chọn dựa trên nhu cầu cá nhân, tuy nhiên, nó cũng cho thấy chuyện ôm đồm...

Ngoại ngữ 1 mà có tới 7 thứ ngôn ngữ thì rõ ràng là đã không hề có những mũi nhọn để ưu tiên.

Có lẽ, cần phải nhắc những con số rất tệ hại trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ngoái. Điểm trung bình môn tiếng Anh chỉ 4,577. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là…3,4. Thậm chí 543 em có từ 1 điểm trở xuống. Một kết quả tồi tệ khiến tiếng Anh trở thành môn “đội sổ” trong kỳ thi.

Nhớ đến Singapore. Sau 5-6 thập niên phát triển chính sách song ngữ khởi sự bởi Tổng thống Lý Quang Diệu, người Singapore từ lâu đã coi Tiếng Anh chính là gia sản lớn nhất ông Lý để lại cho người dân.

Tiếng Anh, từ trường học, tới gia đình, vào công sở đã khiến Singapore thích ứng cực kỳ tốt trước những áp lực của toàn cầu hoá. Việc sử dụng phổ biến ngôn ngữ quốc tế này giúp Singapore, một quốc đảo chỉ cỡ Đà Nẵng, từ lâu đã trở thành…điểm đến, trở thành một trung tâm tài chính quốc tế.

Năm 2007, trong chuyến thăm “người bạn Việt Nam”, ông Lý cũng có một lời chân thành: “Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu”.

Biết thêm bất cứ một ngôn ngữ nào cũng có cái lợi. Nhưng ít nhất khi đưa thêm một thứ ngôn ngữ vào danh sách ngoại ngữ 1, bộ cũng phải có lời giải thích rõ tại sao. Ít nhất cũng phải tính đến sự phổ biến, hoặc chí ít ra cũng phân tích từ nhu cầu thị trường lao động... chứ không thể cứ thích là đưa vào.

Sự đa dạng cũng có lợi. Nhưng có lẽ, Việt Nam chúng ta cần xác định một ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp, trong giao thương, trong hành chính quốc tế để ưu tiên phát triển.

Có câu, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.

Có lẽ, chúng ta cần một tư lệnh ngành Giáo dục quyết đoán để chọn 1 thứ làm ngoại ngữ số 1. Ít nhất, để tránh rơi vào cảnh cái gì cũng học nhưng rồi lại chẳng thông thạo cái gì.

Hãy cứ nhìn lại kết quả kỳ thi năm ngoái một lần nữa mà xem. Nó tệ hại vô cùng và đó cũng là một hậu quả của giáo dục.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ngoai-ngu-1-gi-ma-tan-7-thu-tieng-885884.ldo
 

Theo ĐÀO TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm với cơ sở

Trách nhiệm với cơ sở

Nhiều cán bộ công an cấp phòng, cấp huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho Đề án “Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Bứt tốc ngay đầu năm mới

Là năm tăng tốc, về đích trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) và khởi động cho giai đoạn phát triển mới của đất nước, thế nên tết năm 2025 đã diễn ra hết sức đặc biệt.