Nghịch lý về điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.

Bán 0 đồng thì ai bán làm gì cho mất công. Mà mua 0 đồng thì nói thẳng là không muốn mua.

Mua - bán là hợp đồng kinh tế, mỗi bên có quyền đưa ra yêu cầu của mình. Thế nhưng, đặt trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, trong khi điện là mặt hàng cực kỳ thiết yếu thì nó sẽ tác động sâu rộng cả nền kinh tế.

Trong báo cáo giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10-2023 về phát triển năng lượng 2016-2021, cơ quan này nêu: Nhiều tồn tại trong phát triển năng lượng khiến mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia đối mặt nhiều thách thức. Nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Tài nguyên năng lượng sơ cấp Việt Nam ngày càng cạn kiệt khi thủy điện cơ bản đã khai thác hết; sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn suy giảm nhanh. Nguy cơ thiếu điện còn có thể kéo dài trong ngắn - trung và dài hạn tới 2050.

Thiếu điện đã diễn ra nhiều năm. Thiếu điện mà không muốn mua điện từ nguồn sản xuất sạch trong nước thì càng khó hiểu.

Lý giải của Bộ Công Thương là mua điện giá 0 đồng để ngăn trục lợi chính sách trong bối cảnh điện mặt trời áp mái tăng đột biến sau các chính sách khuyến khích phát triển. Nhưng liệu đề xuất trên có ngăn được trục lợi chính sách (nếu có). Mà nếu xác định có trục lợi chính sách thì sao không đề xuất các cơ quan chức năng vào cuộc, ngăn chặn, thậm chí là xử lý (!?).

Chúng ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các nguồn điện sạch: Hệ thống sông ngòi chằng chịt để làm thủy điện; tỉ lệ ngày nắng trong năm cao để phát triển điện mặt trời; có thềm lục địa rộng lớn để phát triển điện gió... Điện mặt trời và điện gió luôn hấp dẫn các quốc gia phát triển, bởi giá thành rẻ, ít tác động môi trường và khó bị chi phối bởi các quốc gia lân cận. Trong một cuộc hội thảo quốc tế vào cuối năm 2022 diễn ra tại Việt Nam, các nhà khoa học về năng lượng của quốc tế chỉ ra rằng sản xuất điện từ gió và năng lượng mặt trời là rẻ nhất. Lần lượt chỉ khoảng 53 USD/MW giờ và 68 USD/MW giờ, rẻ hơn cả sản xuất điện hạt nhân. Lợi thế của 2 loại điện này ngày càng cao nên nó là con đường ưu tiên để phát triển năng lượng của các quốc gia.

Oái ăm là những thuận lợi này chúng ta chưa được khai thác triệt để, ngoài thủy điện. Khi phát triển điện gió, điện mặt trời luôn gặp những bất cập thì điện than vẫn đang được xây dựng và chiếm tỉ trọng không nhỏ trong cơ cấu điện quốc gia trong những năm tới.

Kế hoạch phát triển điện năng của chúng ta trong thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vấn đề và nó tác động xấu đến kinh tế - xã hội. Chính sách phát triển điện gió, điện mặt trời đã được đưa ra từ những cơ quan cao nhất của Chính phủ thì hãy hoàn thiện để sớm mang lại lợi ích cho người dân. Chính sách nào bất cập thì sớm đề xuất sửa đổi. Dự án nào sai phạm thì xử lý. Không thể vì lo ngại mà làm giảm đi những nguồn lợi mà người dân có quyền hưởng thụ, quốc gia được lợi ích.

Có thể bạn quan tâm

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.
Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.
Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Nhân 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN, T.Ư Hội Sinh viên VN, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" và đã tạo ra rất nhiều giá trị cho người trẻ.