Nghĩ về 'sự cố nước sông Đà'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù với lý do gì, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là bắt buộc doanh nghiệp, dù là thuộc quyền quản lý của Nhà nước hay tư nhân, phải có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho một loại hàng hóa tương đối nhạy cảm: nước sinh hoạt.
 
Nhiều người dân thủ đô đã phải chịu đựng khổ sở trong những ngày nguồn nước cấp từ sông Đà bị nhiễm bẩn - Ảnh: TTO
Thế là nước sông Đà đã được cấp trở lại cho một phần của Hà Nội. 70.000 hộ dân ở các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Trì (phía tây quốc lộ 1A), huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Ứng Hòa... đã có thể tạm thời thở phào nhẹ nhõm.
Những lần vỡ đường ống dẫn nước sông Đà trước chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận khách hàng của doanh nghiệp này. Nhưng sự cố lần này đã "cắt nước" 100% khách hàng của Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà.
Nước sông Đà đứt nguồn, người dân Hà Nội phải trông chờ vào sự ứng cứu của các doanh nghiệp cấp nước khác và tự cứu mình. 
Như Tuổi Trẻ phản ánh, đến hôm 17-10, bình nước tinh khiết, nước đóng chai luôn trong tình trạng "cháy" hàng. Nhiều chủ cửa hàng tạp hóa tranh thủ tăng mức giá nước lên 10.000-20.000 đồng/bình so với trước đây, nhưng cư dân vẫn phải nhắm mắt mua vì "không biết đến bao giờ mới được cấp nước trở lại".
Trái với sự khẩn trương của người dân vùng "nước sông Đà", phản ứng của chính quyền và doanh nghiệp cấp nước lại khá hờ hững. Từ ngày 8-10, khi có xe tải đổ trộm dầu thải thì phải đến ngày 15-10, trong cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội, chủ tịch UBND TP Hà Nội mới chính thức thông tin về sự việc: "Công ty này phát hiện việc đổ trộm dầu thải từ ngày 8-10 nhưng không báo cáo ai, không có hành động gì liên quan ngăn chặn mà cứ để trôi vào nhà máy, rồi nhiễm vào nguồn nước".
Như vậy, sự cố "mất nước sông Đà" thể hiện một lỗ hổng "siêu to" trong quá trình khai thác, vận chuyển, cung cấp nước sạch. An ninh nguồn nước hay đơn giản là chuyện nguồn nước bị nhiễm độc, vỡ ống dẫn nước... có thể xảy ra vì một lý do khá lãng xẹt: một máy thi công công trình vô tình xúc phải đường ống, một tài xế lén đổ dầu thải đâu đó trong khu vực đất hoang thuộc tỉnh Hòa Bình... 
Nhưng dù với lý do gì, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là bắt buộc doanh nghiệp, dù là thuộc quyền quản lý của Nhà nước hay tư nhân, phải có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho một loại hàng hóa tương đối nhạy cảm: nước sinh hoạt.
Nói thêm về sự cố "mất nước sông Đà". Trong sự cố này, ngoài sự khó chịu khi đọc tin tư thương tranh thủ tăng giá thì vẫn thấy ánh lên tình người giữa những cá nhân đang cư ngụ tại thủ đô. Có thanh niên nhường người già, phụ nữ lấy nước trước. Có người rao trên Facebook rằng "nếu ai cần nước sinh hoạt thì qua... lấy miễn phí vì "nhà em còn bể tích nước riêng". 
Một bạn khác thì dành 3 phòng trống tại một điểm kinh doanh của gia đình cho các bà mẹ có con nhỏ qua sử dụng để tắm rửa cho các cháu. "Phòng tắm có bếp và đủ thiết bị để nấu cho các cháu ăn uống".
Vậy đó, người thủ đô dù trong khó khăn vẫn đủ điềm tĩnh để sẻ chia với nhau. Khó khăn có vẻ là chất keo kết dính mọi người. 
Nhưng nói thế không phải để tha thứ cho những thủ phạm của sự cố "đổ dầu thải vào nguồn nước sạch của thủ đô". Đã đến lúc phải có người đứng ra chịu trách nhiệm, cả dân sự lẫn hình sự trong vụ việc này, chứ không chỉ là một biện pháp hành chính không đủ "gãi ngứa" cho một doanh nghiệp lớn với địa bàn kinh doanh bao phủ cả nước.
Trần Anh Tú (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.